Amcham đề xuất bỏ kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng hạn mức

Theo Amcham, tổ chức tài chính nên được giám sát dựa trên các tỷ lệ đảm bảo an toàn.

Trong báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) mới đây, hiệp hội này đề xuất NHNN nên dần bỏ kiểm soát hành chính trong việc thiết lập hạn mức tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng, và thay vào đó, sử dụng công cụ khác như kiểm tra sức chịu đựng để kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

Theo Amcham, tổ chức tài chính nên được giám sát dựa trên các tỷ lệ bảo đảm an toàn. Công cụ này sẽ cho phép NHNN chủ động hơn trong việc quản lý lĩnh vực này, đồng thời, có được đủ tính linh hoạt cho các ngân hàng có mức tài sản thấp và danh mục đầu tư chất lượng cao.

Ngoài ra, đại diện của các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam khuyến nghị chính phủ thực hiện cải cách lĩnh vực tài chính, đặc biệt là nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Điều này hỗ trợ việc nâng hạng thị trường vốn Việt Nam từ “thị trường cận biên” lên “thị trường mới nổi” trong đánh giá của MSCI và FTSE.

Amcham nhận định việc nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức đầu tư, và chuyển từ trạng thái thị trường cận biên sang thị trường mới nổi, sẽ thu hút nhiều vốn quốc tế hơn vào Việt Nam, tạo ra một vòng tròn phát triển.

Theo đó, triển vọng tích cực hơn về nền kinh tế sẽ thu hút đầu tư trực tiếp và thương mại nhiều hơn, dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Một vấn đề đáng chú ý khác được đại diện các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đưa ra là mô hình Đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mô hình này được đánh giá là bước quan trọng giúp phát triển hạ tầng thị trường vốn của Việt Nam mạnh mẽ hơn và thân thiện hơn với nhà đầu tư, bằng cách giảm thiểu rủi ro đối tác và hoạt động thiếu hiệu quả, chẳng hạn như yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.

Mô hình CCP nên kết hợp các thông lệ tốt nhất toàn cầu về quản lý rủi ro, vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các bên liên quan.

Amcham cho biết các nhà đầu tư và tổ chức trung gian toàn cầu hiện đang lo ngại về mô hình được đề xuất liên quan đến ký quỹ trước giao dịch, và yêu cầu các ngân hàng lưu ký trở thành thành viên bù trừ cho CCP, điều này trái với thông lệ tốt nhất toàn cầu.

Cụ thể, yêu cầu ký quỹ trước giao dịch làm mất đi một trong những lợi ích chính được các nhà đầu tư toàn cầu hoan nghênh, và phá vỡ việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về chuyển giao chứng khoán đồng thời với việc thanh toán tiền (DVP) nhằm bảo vệ tất cả các bên.

Đồng thời, yêu cầu các ngân hàng lưu ký trở thành thành viên bù trừ của CCP thay mặt cho tất cả các khách hàng lưu ký của mình cũng không phù hợp với mô hình và thông lệ tốt nhất quốc tế, và mang lại khả năng tiếp cận thị trường vốn cao hơn cho các ngân hàng lưu ký.

Điều này bị hầu hết các ngân hàng trung ương cố gắng ngăn ngành ngân hàng, do tính chất nhạy cảm đối với sự ổn định tài chính tổng thể.

“Do việc triển khai CCP tại Việt Nam sẽ tác động đến toàn bộ hệ sinh thái thị trường chứng khoán, chúng tôi cho rằng mô hình này chỉ nên được triển khai khi quan điểm của tất cả những thành viên thị trường (những thành viên thị trường trong và ngoài nước, nhà đầu tư và đơn vị trung gian của họ – bên lưu ký, ngân hàng lưu lý toàn cầu, công ty môi giới kinh doanh quốc tế…) thống nhất”, Amcham nhấn mạnh.

Chính phủ và NHNN hiện đang tiến hành sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, và đề nghị cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cho vay tối đa bằng hạn mức cho vay của ngân hàng mẹ.

Amcham cho rằng các chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nên hoạt động trên cơ sở hợp nhất bao gồm quản trị, báo cáo theo quy định và tỷ lệ bảo đảm an toàn theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

"Cuộc chiến trái phiếu": Khi trái chủ lẫn doanh nghiệp đều muốn là người "quyết định"

"Cuộc chiến trái phiếu": Khi trái chủ lẫn doanh nghiệp đều muốn là người "quyết định"

Những ngày qua, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu liên tục tổ chức các cuộc gặp mặt, thương thảo với nhà đầu tư (trái chủ) nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ bế tắc khi doanh nghiệp đến kỳ hạn trả lãi suất, đáo hạn nhưng không có tiền trả. Nhưng dường như mọi chuyện không được như ý...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.