Kết thúc một tuần biến động trái chiều, giá lợn hơi ngày 16/7 trên cả nước ghi nhận không có nhiều biến động...
Giá lợn hơi ngày 16/7 ghi nhận giao dịch trong khoảng từ 58.000 đồng/kg đến 66.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, giá lợn hơi đang giao dịch ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg. Trong đó Hưng Yên ghi nhận mức giá 66.000 đồng/kg - mức giá cao trên cả nước. Thấp hơn một chút là tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nội và Tuyên Quang có giá thu mua 65.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại có giá giao dịch 64.000 đồng/kg.
Bảng giá lợn hơi ngày 16/7 tại miền Bắc
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên ghi nhận giá bình quân dao động trong khoảng 59.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa có thua mua 63.000 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk vẫn là địa phương ghi nhận giá thấp nhất, còn 59.000 đồng/kg. Các Tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Ninh Thuận cùng ghi nhận mức giá thu mua 60.000 đồng/kg.
Quảng cáo Bảng giá lợn hơi ngày 16/7 tại miền Trung - Tây Nguyên
Giá lợn hơi tại miền Nam
Khu vực miền Nam ghi nhận giao dịch trong quãng từ 58.000 đồng/kg - 63.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận tại Đồng Tháp và Sóc Trăng có giá thua mua 63.000 đồng/kg. Tỉnh Vĩnh Long tiếp tục ghi nhận mức giá thấp nhất 58.000 đồng/kg. Riêng các tỉnh Bình Phước, TP. HCM, Tây Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau và Bến Tre có giá giao dịch là 60.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại có giá thua mua từ 59.000 đồng/kg đến 61.000 đồng/kg.
Bảng giá lợn hơi ngày 16/7 tại miền Nam
Ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết, đến hết tháng 6/2023, tổng đàn lợn của tỉnh trên 194.000 con, đạt 65% so với kế hoạch. Tuy nhiên, đàn lợn của tỉnh tăng trưởng chậm do thời gian qua giá thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào phục vụ cho chăn nuôi tăng cao.
Trong khi đó, giá lợn hơi lại sụt giảm, có thời điểm xuống dưới giá khi chỉ còn 52.000 - 55.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và thận trọng trong việc tái đàn. Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ đã bỏ ngành hoặc chuyển sang nghề khác.
Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi vẫn là mối đe dọa lớn, bệnh rất khó kiểm soát và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi, đặc biệt là những người phụ thuộc vào kinh tế chăn nuôi.