Phát triển ngành thép đang mất cân đối

Theo Bộ Công Thương, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt, còn thép hợp kim, cuộn cán nóng (HRC) vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn.

 

Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng về cơ chế đặc thù để phát triển ngành thép.

Theo đó, Bộ Công thương cho biết giai đoạn 2016 - 2021 ngành thép phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa thượng nguồn và hạ nguồn.

Cụ thể, năng lực sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp trong nước là 27 triệu tấn một năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) khoảng 7-8 triệu tấn. Nhưng nguyên liệu sản xuất phần lớn nhập khẩu (như năm nay sẽ nhập hơn 18 triệu tấn quặng sắt, thép phế 6-6,5 triệu tấn, than mỡ 6,5 triệu tấn...) cho sản xuất.

Bộ Công thương nhận định, năng lực cạnh tranh của ngành thép thấp, cung trong nước chưa đáp ứng đủ cầu. Doanh nghiệp trong nước cũng chưa sản xuất được các loại thép hợp kim đặc biệt.

Hơn nữa, quy hoạch ngành thép đã được bãi bỏ theo Luật Quy hoạch 2017, thép cũng được đưa ra khỏi danh mục hàng hoá kiểm soát theo quy định Luật Giá 2012. Việc này khiến Nhà nước không có công cụ, khó đảm bảo quản lý cũng như không kiểm soát được năng lực sản xuất, cân đối cung - cầu sản phẩm thép trong nước...

Trong khi đó, thép là đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế, nên Bộ Công thương đề xuất một chiến lược với những chính sách đặc thù, cụ thể từng lĩnh vực, chủng loại sản phẩm...

Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng các tổ luyện kim quy mô lớn, tập trung sản xuất các loại thép có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất.

Bên cạnh đó, sản xuất thép trong nước cần đảm bảo tính chủ động, đa dạng chủng loại.. Chỉ nhập khẩu một số chủng loại trong nước chưa sản xuất được như thép hợp kim, chất lượng cao phục vụ công nghệ chế tạo, đóng tàu

Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành thép, Bộ Công thương cho hay sẽ xác định lộ trình xử lý, đề xuất các chính sách cụ thể với các nhà máy sản xuất thép sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ; chính sách khuyến khích nhà đầu tư chuyển đổi sang công nghiệp sản xuất thép hiện đại, thân thiện môi trường.

Nhã Uyên

Vinaconex dự kiến chi hơn 530 tỷ đồng chia cổ tức

Vinaconex dự kiến chi hơn 530 tỷ đồng chia cổ tức

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 28%. Trước đó, doanh nghiệp đã tiến hành tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 600 đồng.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.