Sắp có thêm nhiều doanh nghiệp được vay vốn tín dụng dù đang có nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng đối với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC, bổ sung đối tượng mua nợ của tổ chức này...

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 53, tổ chức tín dụng có thể tiếp tục xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng có nợ xấu đã bán cho VAMC nếu khách hàng có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, phù hợp với thỏa thuận và quy định pháp luật.

Ngoài hai trường hợp trên, Dự thảo Nghị định 53 cho phép tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng đã bán nợ xấu cho VAMC nếu khách hàng có dự án đầu tư khả thi. Việc cấp tín dụng phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa các bên.

Dự thảo Nghị định 53 cũng mở rộng đối tượng mua nợ xấu của VAMC, bao gồm cả các khoản nợ từ chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay vì chỉ có “tổ chức tín dụng” như trước đây. Đồng thời, bỏ quy định yêu cầu Hội đồng thành viên của VAMC trình từng phương án mua nợ lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để phê duyệt.

Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có quy định quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là “Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp” (điểm d khoản 2 Điều 42).

Ngân hàng Nhà nước cho biết VAMC là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ra quyết định thành lập và là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với VAMC. Do vậy, theo Luật số 69, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.

Nội dung kế hoạch kinh doanh của VAMC bao gồm: Kế hoạch mua nợ (bằng trái phiếu đặc biệt, theo giá trị thị trường); kế hoạch xử lý các khoản nợ đã mua (theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 195/QĐ-NHNN ngày 13/2/2023 quy định về trình tự, thủ tục trình, phê duyệt hoặc có ý kiến về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính; giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý).

Như vậy, phương án mua nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt đã có trong kế hoạch kinh doanh hằng năm của VAMC.

Ngoài ra, Dự thảo đề xuất hủy bỏ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương án mua nợ theo giá thị trường và phương án mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của VAMC, đồng thời vẫn đảm bảo vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại VAMC.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thay đổi này không làm phát sinh thêm nhân sự hoặc chi phí mới vì hoạt động mua nợ sẽ được tích hợp trong kế hoạch kinh doanh hằng năm của VAMC, vốn đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Tác động đa chiều của kinh tế nền tảng

Tác động đa chiều của kinh tế nền tảng

Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tại Việt Nam đã chứng kiến sự nổi lên mạnh mẽ của rất nhiều ứng dụng nền tảng số kết nối cung - cầu trong hầu khắp các ngành, đặc biệt là trong ngành vận tải, bán lẻ, y tế, giáo dục, ngân hàng, tài chính...
FDI, nhưng phải xanh

FDI, nhưng phải xanh

Gần 40% diện tích Việt Nam có tốc độ gió thuận lợi phát triển điện gió. Nhiều vùng có mức bức xạ thuận lợi cho điện mặt trời. Đã đến lúc chúng ta không cần thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) bằng mọi giá, mà có thể lựa chọn?
Không thể chủ quan với rủi ro lạm phát năm 2025

Không thể chủ quan với rủi ro lạm phát năm 2025

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng...
Tăng trưởng 2 con số

Tăng trưởng 2 con số

Sáng 14/1/2025, tại Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối Vùng đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Vùng đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng của đất nước. Nếu chúng ta tăng trưởng trung bình 6-7% năm thì không đạt mục tiêu phát triển 100 năm.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.