Lượng khí thải carbon của các quốc gia trên toàn cầu

Dữ liệu tổng hợp trên một biểu đồ đã phác họa chân thực những quốc gia hiện đang “đóng góp” nhiều nhất vào lượng khí thải carbon (CO₂) trên toàn cầu...

Dữ liệu tổng hợp trên một biểu đồ đã phác họa chân thực những quốc gia hiện đang “đóng góp” nhiều nhất vào lượng khí thải carbon (CO₂) trên toàn cầu...

Lượng khí thải carbon của các quốc gia trên toàn cầu

Hiệu ứng nhà kính, vốn là một yếu tố cần thiết nhằm duy trì nhiệt độ thân thiện với sự sống trên Trái đất, nay đã trở thành vấn đề nghiêm trọng bởi việc khai thác và đốt các .

Sự khuếch đại hiệu ứng nhà kính tự nhiên này đã dẫn đến những thay đổi đáng kể đối với khí hậu trên Trái đất.

Theo Global Carbon Atlas, những quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ, chiếm 52% lượng CO₂ của thế giới vào năm 2021. Đây cũng là những quốc gia dẫn đầu về lượng dân số thế giới.

Xét về lượng khí thải CO₂ bình quân đầu người (tấn), Trung Quốc đang dẫn đầu với tỷ lệ chiếm 30,9% (tỉ lệ theo tổng lượng khí thải toàn cầu năm 2021), trong khi Mỹ và Ấn Độ xếp ngay sau lần lượt ở mức 15,3% và 7,3%.

Lượng khí thải carbon của các quốc gia trên toàn cầu 2

Bảng xếp hạng các quốc gia có lượng khí thải CO₂ lớn nhất toàn cầu

Trong lịch sử, Mỹ là quốc gia có lượng xả thải carbon vào khí quyền lớn nhất kể từ Cách mạng Công nghiệp (422 tỷ tấn CO₂). Con số này tương đương với gần 1/4 tổng lượng CO₂ được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động công nghiệp khác.

Trung Quốc và Ấn Độ với dân số khổng lồ cùng nền kinh tế ngày một phát triển báo hiệu sẽ còn tiếp tục tăng tỷ lệ gây ô nhiễm toàn cầu trong thời gian tới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tỷ lệ phát thải toàn cầu của Ấn Độ có thể tăng lên đến 10% vào năm 2030.

Sự ô nhiễm khí quyển từ những quốc gia “đóng góp” lượng khí thải carbon không nhỏ đã đặt ra mục tiêu giảm lượng khí thải trong những thập kỷ tới. Trong khi Mỹ đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì Trung Quốc đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Bên cạnh đó, Ấn Độ gần đây cũng tuyên bố giảm lượng khí thải cho tới năm 2070.

Tin liên quan

Dược sĩ 103 tuổi

Dược sĩ 103 tuổi

Cụ bà người Nhật Bản Kesa Hatamoto (trong ảnh), được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là “Dược sĩ cao tuổi nhất thế giới“, vẫn đang làm việc đều đặn tại hiệu thuốc của mình ở quận Meguro, Tokyo.
Tàu hỏa hạng sang được ưa chuộng

Tàu hỏa hạng sang được ưa chuộng

Ngành đường sắt ngày càng tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ khi liên tục cho ra mắt nhiều đoàn tàu “sang, xịn”. Không chỉ mang đến trải nghiệm cao cấp cho hành khách, mô hình này còn góp phần xúc tiến quá trình kết nối di sản vùng miền, đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch tại các địa phương.
 Hiệu ứng tốt từ “Nghị định giao thông”

Hiệu ứng tốt từ “Nghị định giao thông”

Sau gần hai tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tai nạn giao thông đường bộ đã giảm cả ba tiêu chí so cùng kỳ năm trước. Nghị định đã tác động mạnh mẽ đến ý thức người dân, góp phần hình thành văn hóa khi tham gia giao thông trong cộng đồng.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.