Chân dung người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có 100 tỷ USD: Thích viết sách, chơi đàn, làm từ thiện hàng trăm triệu USD

Người thừa kế của đế chế làm đẹp L'Oréal vừa chính thức trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có giá trị tài sản trên 100 tỷ USD.

Chân dung người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có 100 tỷ USD: Thích viết sách, chơi đàn, làm từ thiện hàng trăm triệu USD

Tờ BI đưa tin, Françoise Bettencourt Meyers, người thừa kế của đế chế làm đẹp L'Oréal vừa chính thức trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có giá trị tài sản trên 100 tỷ USD theo chỉ số Bloomberg Billionaires.

Tài sản của bà Bettencourt Meyers vượt mốc 100 tỷ USD nhờ sự tăng giá của cổ phiếu L'Oréal, đạt đến mức kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ năm. Vào ngày đó, giá trị tài sản của bà Meyers đã đạt 100,1 tỷ USD theo Bloomberg.

Người phụ nữ 70 tuổi này và gia đình của bà sở hữu khoảng 35% cổ phần L'Oréal, biến họ trở thành cổ đông lớn nhất trong công ty do ông nội của bà thành lập vào năm 1909. Bettencourt Meyers, người cũng là phụ nữ giàu nhất thế giới, đã thừa kế hàng chục tỷ USD và những tài sản như biệt thự khi mẹ bà, Liliane Bettencourt, qua đời vào năm 2017.

TỶ PHÚ THÍCH CHƠI ĐÀN, VIẾT SÁCH

Bettencourt Meyers, người nổi tiếng với tính độc lập. Bà thường dành ngày tại nhà đọc sách hoặc chơi piano. Bà cũng là tác giả của hai cuốn sách: Một nghiên cứu về Kinh Thánh và một bảng phả hệ của các vị thần Hy Lạp.

Người phụ nữ giàu thứ hai trên thế giới hiện nay là một người Mỹ có tên Alice Walton – đây cũng là người thừa kế của một đế chế bán lẻ khác: Walmart. Tài sản của Walton đạt giá trị 70 tỷ USD.

Mặc dù tài sản của Bettencourt Meyers đã đạt đến cột mốc 100 tỷ USD biến bà trở thành người giàu thứ 12 trên thế giới, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với ông trùm bán lẻ người Pháp Bernard Arnault. Arnault, người sáng lập LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, là người giàu thứ hai trên thế giới, sau Elon Musk, với giá trị tài sản là 179 tỷ USD. Cổ phiếu L'Oréal đã đóng cửa với mức tăng 0,6% lên 451,30 euro vào thứ năm. Cổ phiếu này đã tăng 35% từ đầu năm đến nay.

Bettencourt Meyers không quan tâm nhiều đến lối sống xa hoa của bố mẹ mà bà lại thích ở nhà chơi piano hoặc đọc sách và ngay từ đầu đã không thể hiện mối quan tâm nào đến thương trường.

Schueller vốn là một dược sĩ, ông thành lập công ty sau này trở thành L'Oréal vào năm 1909. Con gái của ông và cũng là mẹ của Bettencourt Meyers, Liliane, thừa kế tài sản của Schueller và kiểm soát công ty khi ông qua đời vào năm 1957.

Cùng với chồng là André Bettencourt, một chính trị gia người Pháp, gia đình Bettencourt nổi tiếng tại Pháp với những bữa tiệc sang trọng bậc nhất.

Tuy nhiên, Bettencourt Meyers không quan tâm nhiều đến lối sống xa hoa của bố mẹ mà bà lại thích ở nhà chơi piano hoặc đọc sách và ngay từ đầu đã không thể hiện mối quan tâm nào đến thương trường. Francoise chọn tập trung vào sự nghiệp của mình với tư cách là một tác giả. Người thừa kế đã viết sách về các chủ đề từ thần thoại Hy Lạp đến mối quan hệ giữa người Do Thái và Cơ đốc giáo. Năm 2020, bà còn xuất bản một cuốn sách về bệnh thính giác.

Trong cuốn sách "The Bettencourt Affair" (tạm dịch: Chuyện nhà Bettencourt) tác giả Tom Sancton tiết lộ rằng: "Bà ấy thực sự sống trong cái kén của chính mình và thường giao du chủ yếu trong phạm vi gia đình". Tác giả này cũng cho biết thêm, ngay từ nhỏ, Bettencourt Meyers đã luôn cảm thấy không thoải mái trong thế giới của người giàu, bà cũng không thích mua hay dùng những món đồ xa xỉ.

Mối quan hệ giữa bà và mẹ bà được cho là không mấy thuận lợi. Mối quan hệ giữa 2 mẹ con bắt đầu đặc biệt căng thẳng ngay từ khi Bettencourt Meyers là một thiếu nữ. "Françoise lúc nào cũng nặng nề và chậm chạp", bà Bettencourt từng nói. "Luôn luôn kém một bước so với tôi". Bà Bettencourt cũng gọi Françoise là "một đứa trẻ lạnh lùng" trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo Pháp.

Khi trở thành người lớn, Bettencourt Meyers quyết định tập trung vào sự nghiệp làm tác giả sách. Bà đã viết sách về các chủ đề từ thần thoại Hy Lạp đến Công giáo. Cuốn sách mới nhất của bà, một nghiên cứu Kinh Thánh có tựa đề "Regard sur la Bible" đã được xuất bản vào năm 2008.

Bettencourt Meyers sở hữu 33% cổ phần của L'Oréal và là một thành viên trong Hội đồng quản trị. Mối quan hệ của bà với mẹ đã đến điểm bùng nổ khi Bettencourt Meyers khởi đầu một cuộc tranh chấp trong nội bộ gia đình kéo dài mười năm về tài sản thừa kế của mình.

Trong vụ kiện, Bettencourt Meyers cáo buộc rằng nhiếp ảnh gia François-Marie Banier – người bạn thân của mẹ đã sử dụng mối quan hệ bạn bè với Liliane Bettencourt để thao túng, khiến bà chuyển giao cho ông khoảng 1,3 tỷ euro (1,4 tỷ USD) tiền mặt, tác phẩm nghệ thuật và các chính sách bảo hiểm khác.

Thậm chí có nguồn thông tin cho rằng, bà Liliane còn dự định nhận Banier làm người thân và ông có khả năng cạnh tranh quyền thừa kế.

Được biết, bà Liliane gặp ông Banier, người đã chụp ảnh cho các tạp chí New Yorker và Vanity Fair, vào năm 1985 khi ông được giao nhiệm vụ chụp ảnh cho bà cùng đạo diễn phim người Ý Federico Fellini.

Banier từng bị mô tả là "bậc thầy quyến rũ". Không rõ ông này đã làm cách nào, chỉ biết bà Liliane đã tự nguyện sang tên một loạt tài sản giá trị cao, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của Picasso, Mondrian, Delaunay, Man Ray, Matisse và cho cả đất đai.

Do vậy, là người con gái ruột duy nhất của Liliane, Bettencourt Meyers thực sự lo lắng bởi khối tài sản mà người thừa kế được hưởng không chỉ là thương hiệu L’Oreal Paris mà còn nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Maybelline, Redken hay Garnier.

Chân dung người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có 100 tỷ USD: Thích viết sách, chơi đàn, làm từ thiện hàng trăm triệu USD 2
Mối quan hệ giữa Bettencourt Meyers và mẹ bà được cho là không mấy thuận lợi.

Bettencourt, người được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ, phản đối những tuyên bố của con gái, cho rằng bà đã tự nguyện chia sẻ tài sản của mình với Banier.

Bettencourt Meyers nói với một tạp chí tin tức Pháp vào năm 2009 rằng: "Mục tiêu của ông Banier rõ ràng: Tách mẹ tôi khỏi gia đình chúng tôi để hưởng lợi từ bà. Tôi sẽ không để điều đó xảy ra".

Vụ án đã đưa ra xét xử vào năm 2015. Banier bị kết tội "lạm dụng” và bị kết án 2,5 năm tù và phải thanh toán 158 triệu euro tiền bồi thường cho Bettencourt. Tuy nhiên, án tù và khoản thanh toán sau đó đã bị đảo ngược trong một phiên kháng cáo.

Sau khi Bettencourt Meyers đệ đơn tố cáo hình sự vào năm 2009, hai mẹ con không còn nói chuyện với nhau. "Tôi không gặp con gái mình nữa và tôi cũng không muốn thấy nó", Bettencourt nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2008. Một luật sư liên quan đến vụ án đã trả lời phỏng vấn với Vanity Fair rằng, vụ án này được hình dung là người mẹ “đàn áp” con gái, sau đó là con gái “đàn áp” người mẹ.

Tuy nhiên, “sóng gió gia tộc” chưa dừng lại ở đó. Dù Bettencourt Meyers đã thắng kiện nhưng sau đó bà đã bị cáo buộc rằng bản thân đã hối lộ một nhân chứng để có nhiều chứng cứ có lợi cho mình. Nguồn cơn là do Bainer khiếu nại vào năm 2015.

Cáo buộc này đã dẫn đến một cuộc điều tra cấp tốc. Vào thời điểm đó, Bettencourt Meyers cho biết khoản thanh toán mà bà trả cho nhân chứng là một phần tiền trợ cấp thôi việc mà không phải hối lộ để lấy lời khai có lợi cho mình.

Vụ kiện đó và vụ kiện của Bettencourt Meyers chống lại Bainer đã được giải quyết trong một thỏa thuận “bí mật” vào năm 2016, theo thông tin do Vanity Fair cung cấp. Và đến nay, mọi chuyện vẫn chưa được công bố hết.

CHO ĐI

Năm 2011, Bettencourt đã được đặt dưới sự giám hộ của gia đình do lo ngại về sức khỏe tinh thần giảm sút của bà.

Bettencourt Meyers đã thừa kế hàng chục tỷ USD khi mẹ bà qua đời vào năm 2017 và những tài sản quý giá như biệt thự ở ngoại ô Paris...

Biệt thự khủng này nằm ở Neuilly-sur-Seine, một vùng ngoại ô giàu có ở phía tây Paris. Tại Pháp, Neuilly-sur-Seine được mệnh danh là "vùng ngoại ô quyền lực, nơi không chỉ giàu có mà còn quy tụ những người có sức ảnh hưởng", theo The Independent.

Bà Meyers cũng được thừa kế căn biệt thự nhìn ra bờ biển Brittany của Pháp. Theo tờ New York Times, đây là một trong những căn nhà thời thơ ấu của bà.

Còn hiện tại, bà Meyers đang sống tại một căn biệt thự ở vùng ngoại ô phía tây Paris cùng người chồng của mình, ông Jean-Pierre Meyers. Chồng của bà hiện là giám đốc điều hành của công ty Téthys và cũng là thành viên hội đồng quản trị của Nestle.

Cặp đôi có hai con trai là Jean-Victor và Nicolas. Jean-Victor nằm trong ban giám đốc của L'Oreal cùng với Bettencourt Meyers.

Trong những năm kể từ cuộc tranh cãi liên quan đến gia đình, tài sản của Bettencourt Meyers đã tăng lên theo cấp số nhân.

Chân dung người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có 100 tỷ USD: Thích viết sách, chơi đàn, làm từ thiện hàng trăm triệu USD 3
Gia đình hiện tại của Bettencourt Meyers.

L'Oréal sở hữu các thương hiệu dành cho thị trường đại chúng như Maybelline, Essie, Garnier, và tất nhiên là L'Oréal, cũng như các công ty làm đẹp cao cấp như Urban Decay, Lancôme và Kiehl's. L'Oréal cũng cấp phép cho bộ phận làm đẹp của các hãng thời trang xa xỉ bao gồm Yves Saint Laurent và Valentino.

Mặc dù giàu có nhưng Bettencourt Meyers không giữ hết tiền cho riêng mình. Vào tháng 4/2019, bà nằm trong số các tỷ phú người Pháp quyết định chi 229 triệu USD để cải tạo Nhà thờ Đức Bà ở Paris, sau khi công trình vĩ đại này bị tàn phá trong một cơn hỏa hoạn năm đó.

Bettencourt Meyers cũng là chủ tịch của Quỹ Bettencourt Schueller, tổ chức từ thiện do bà đồng sáng lập vào những năm 1980. Theo trang web của mình, tổ chức này cấp các khoản tài trợ để hỗ trợ nghiên cứu trong các dự án khoa học đời sống và nghệ thuật ở Pháp.

Trong đại dịch Covid năm 2020, gia đình bà và tập đoàn L’Oreal cũng đã quyên góp tới 25 triệu USD và cũng giúp sản xuất nước rửa tay miễn phí phòng chống dịch bệnh.

Tin liên quan

Vận động viên nhảy dù cao tuổi nhất

Vận động viên nhảy dù cao tuổi nhất

AP đưa tin, tổ chức Guinness vừa qua đã công nhận ông Alfred Blaschke (trong ảnh) sống tại Texas (Mỹ) là “Vận động viên nhảy dù cao tuổi nhất thế giới”, khi ông thực hiện cú nhảy lúc đã 106 tuổi 327 ngày.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.