Hà Nội muốn phát triển thành Thủ đô văn hiến nhưng vẫn hiện đại

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, Quy hoạch Thủ đô lấy văn hoá và con người làm nền tảng nguồn lực, động lực phát triển...

Hà Nội muốn phát triển thành Thủ đô văn hiến nhưng vẫn hiện đại

Phát biểu đề dẫn khai mạc hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” vừa diễn ra, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, thành phố Hà Nội tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, là một trong những nội dung quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trên cơ sở đề cương định hướng, dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được xây dựng với tinh thần khẩn trương, phương pháp tích hợp, đồng bộ, cách làm linh hoạt, sáng tạo, đổi mới; với mục tiêu xuyên suốt đó là văn hóa và con người vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực phát triển Thủ đô.

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tiến hành các bước xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi trình thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nêu, dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được gửi xin ý kiến gồm 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của các ngành, lĩnh vực, 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã kèm theo hệ thống sơ đồ, bản đồ được số hóa.

Nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội bao gồm: 5 quan điểm phát triển, 8 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá và 2 ưu tiên thực hiện (vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị…).

Thủ đô Hà Nội được nghiên cứu tổ chức thành 5 vùng phát triển kinh tế - xã hội, 5 không gian chú trọng phát triển gồm: không gian văn hoá, không gian xây dựng, không gian ngầm, không gian xanh, không gian số, các định hướng quy hoạch các ngành, lĩnh vực, địa bàn được tập trung theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế, gắn với 5 trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ (hệ thống đường vành đai và đường sắt đô thị).

Dự thảo đồng thời nghiên cứu hình thành 2 thành phố trực thuộc Thủ đô, tạo nên hình ảnh Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại - kết nối toàn cầu với những đặc trưng về kinh tế, xã hội phát triển, văn hóa, đặc sắc, môi trường xanh, trong lành, người dân được thụ hưởng cuộc sống có chất lượng tốt.

Các nội dung phương án quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển gồm văn hóa, con người và di sản nghìn năm văn hiến; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số; hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; xã hội số, đô thị thông minh và khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cũng tại hội thảo, PGS. TS Nguyễn Ngọc Hà lưu ý Hà Nội cần tuân thủ nhận thức “lưng tựa Ba Vì, mặt hướng sông Hồng”. Trong xu thế chung của thế giới khi biển ngày càng có ý nghĩa quan trọng, thế tựa núi, hướng biển của Thủ đô sẽ nâng thế và lực của quốc gia lên tầm cao mới.

Về trục phát triển, quy hoạch Hà Nội sẽ có nhiều trục phát triển nhưng cần nhấn mạnh hơn với một tinh thần nhất quán về trục phát triển sông Hồng: Tâm linh, môi trường, giao thông, cây xanh, mật độ xây dựng và kiến trúc, văn hóa.... Trong số các trục phát triển của Hà Nội thì trục sông Hồng có tính kết nối cao, rộng nhất, trên nhiều phương diện.

Còn GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, trong những vấn đề cần quan tâm khi thảo luận Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có một vấn đề là “Phải xác định, quán triệt sâu sắc và thống nhất thực hiện triết lý phát triển Thủ đô. Triết lý phát triển Thủ đô là tư tưởng chủ đạo những quan điểm có ý nghĩa định hướng dẫn dắt cộng đồng và con người thực hiện thành công mục tiêu phát triển.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu

Thúc đẩy năng lượng tái tạo, chống biến đổi khí hậu

Châu Phi đang nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo, trong khi Mỹ và Hàn Quốc thảo luận các biện pháp mở rộng hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng sạch. Rõ ràng, trước thềm Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia COP28, nhiều quốc gia đang tăng tốc ứng phó biến đổi khí hậu.

Thế giới mong đợi gì ở COP28?

Thế giới mong đợi gì ở COP28?

Hội nghị Biến đổi Khí hậu COP 28 sẽ diễn ra tại Dubai, thủ đô Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) từ 30/11-12/12/2023 với rất nhiều kỳ vọng cũng như những nghi ngờ...

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.