Nguồn lực kinh tế số đang phân tán

Không gian phát triển mới của Việt Nam trong mảng kinh tế số đang bị phân tán, phát triển cục bộ, thiếu sự quy hoạch, kết hợp một cách bài bản.

Không gian phát triển mới của Việt Nam trong mảng kinh tế số đang bị phân tán, phát triển cục bộ, thiếu sự quy hoạch, kết hợp một cách bài bản.

Sau 2 năm thực hiện Chương trình chuyển đổi đổi số Quốc gia, về cơ bản các Bộ, Ngành, Địa phương đã có chương trình/kế hoạch chuyển đổi số.

Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang hình thành và phát triển nhanh chóng như: Dữ liệu dân cư, Dữ liệu doanh nghiệp, Dữ liệu tài chính, Dữ liệu đất đai, Dữ liệu về bảo hiểm… cũng rất nhiều cơ sở dữ liệu cấp độ khác đang được hình thành.

Tuy nhiên, theo Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), không gian phát triển mới của Việt Nam đang bị phân tán, phát triển cục bộ, thiếu sự quy hoạch, kết hợp một cách bài bản.

Cụ thể, theo ông Khoa, dữ liệu của Việt Nam đang được xây dựng nhưng phân tán, và chưa có được mức độ mở phù hợp. Nguồn nhân lực, tài lực cho chuyển đổi số cũng chưa được tập trung, thậm chí các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp cũng đang được đầu tư, phát triển một các tràn lan, chưa có sự quy hoạch, chưa có sự kết hợp một cách bài bản, có định hướng.

Những điều này đang hạn chế qua trình tăng tốc chuyển đổi số, làm chậm sự phát triển của nền kinh tế số.

Ông Khoa cho rằng, để đạt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10% của Chính phủ Việt Nam, phát triển kinh tế số Việt Nam cần sự hợp lực từ tất cả các cấp chính trị, các thành phần kinh tế.

Cụ thể gồm hợp lực giữa Bộ ngành với Bộ ngành, Địa phương với Địa phương, Doanh nghiệp với doanh nghiệp, và giữa các thành phần này với nhau sẽ tạo ra được những chương trình bài bản, có định hướng, những chính sách cởi mở, thông thoáng, và những hệ sinh thái số phù hợp, tối ưu cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Các doanh nghiệp công nghệ số đang nỗ lực phát triển các nền tảng, các giải pháp chuyển đổi số chất lượng, đầu tư nghiên cứu và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới: AI, Blockchain…, và đang nỗ lực hợp lực cùng nhau, xây dựng hệ sinh thái số giúp chuyển đổi số cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết và luôn sẵn sàng hợp lực cùng Chính phủ, các Bộ, Ngành, Địa phương để phát triển kinh tế số, tăng tốc chuyển đổi số.

Nền kinh tế số của Việt Nam luôn nằm trong Top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.

Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, và dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29% một năm đến năm 2025.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số Công nghệ thông tin và Viễn thông đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.

Định giá đúng mới “hãm” tình trạng đầu cơ đất

Định giá đúng mới “hãm” tình trạng đầu cơ đất

Theo các chuyên gia, tình trạng mua bán nhà, đất “hai giá” khi giá bán cao, nhưng ghi trong hợp đồng giá thấp để trốn thuế diễn ra khá phổ biến. Vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định được giá giao dịch thực tế của từn...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.