Với sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.
Chỉ trong 7 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang New Zealand đã vượt kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2022. Đồng thời Việt Nam cũng vượt Colombia vươn lên thành nguồn cung cà phê lớn thứ hai cho thị trường này, sau Brazil.
Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hoa Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2023, thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ ổn định ở mức 79,1%.
Giá mủ cao su ở mức thấp và nhu cầu yếu đã ảnh hưởng đến trị giá xuất khẩu cao su của Việt Nam. Quý II/2023, xuất khẩu cao su tăng 1% về lượng nhưng giảm 19,9% về trị giá so với quý II/2022.
Trong khi các thị trường xuất nhập khẩu gạo liên tục có những biện pháp kiểm soát an ninh lương thực, Bộ Công Thương đã đề nghị tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại gạo nhằm thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên toàn cầu.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 6/2023 tăng khá cả về lượng và trị giá so với tháng 5/2023; nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới vẫn xu hướng tăng trong khi cung thấp hơn cầu là cơ hội lớn để Việt Nam gia tăng xuất khẩu chủng loại này.
Xuất khẩu hồ tiêu sang khu vực châu Á tiếp tục là điểm sáng với khối lượng xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 78.907 tấn, tăng 77,2% và chiếm 59,9% thị phần xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước tính đạt 219 nghìn tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, tăng 8,0% về lượng và tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản về lượng đã tăng hơn 3.300% và về trị giá hơn 1.700% ghi nhận tại cùng kỳ năm 2022.
Tháng 4/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2021, đạt xấp xỉ 51,4 nghìn tấn, trị giá 305,48 triệu USD.