Tính đến ngày 1/8, dự trữ gạo của Ấn Độ đã cao hơn mức mục tiêu đến 3 lần và dự kiến lượng dự trữ này sẽ còn tăng hơn nữa khi vụ thu hoạch mới diễn ra. Một số chuyên gia quốc tế nhận định Ấn Độ có thể sẽ nới lỏng biện pháp cấm xuất khẩu gạo hiện nay.
Trong khi các thị trường xuất nhập khẩu gạo liên tục có những biện pháp kiểm soát an ninh lương thực, Bộ Công Thương đã đề nghị tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại gạo nhằm thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên toàn cầu.
Với kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 68,8% so với cùng kỳ và vượt cả năm 2022 (3,16 tỷ USD), ngành hàng rau quả Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu 4 tỷ USD cho cả năm và thậm chí xác lập kỷ lục mới.
Sau đợt giảm mạnh kéo dài, giá tôm thương phẩm trong nước và trên thế giới hiện được nhận định có thể đã chạm đáy và nhu cầu tại một số thị trường trong điểm có dấu hiệu tích cực, mở ra triển vọng phục hồi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam trong nửa cuối năm nay.
Bất chấp giá liên tục tăng, xuất khẩu gạo Việt Nam sang nhiều thị trường tăng 3-4 con số, thậm chí xuất khẩu gạo sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm tăng mạnh gần 16.000% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính được cho là lo ngại ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, các nước tăng mua gạo để dự trữ.
Giá gạo xuất khẩu của những quốc gia lớn trên thế giới như Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan hiện đều ở mức cao kỷ lục do lo ngại hiện tượng El Nino sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung gạo toàn cầu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm đạt 341 triệu USD, giảm 18% so cùng kỳ...
Lô vải thiều Bắc Giang đầu tiên vừa được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Thái Lan và đã được Tập đoàn The Mall giới thiệu tới người tiêu dùng Thái Lan.
Trong bối cảnh thế giới, khu vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề vướng mắc trong nội tại nền kinh tế đã tích tụ qua thời gian, ngành Công Thương đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2023, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Từ những thị trường “láng giềng” trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,… đến các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Anh,… vải thiều Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong kết quả này không thể không kể đến những đóng góp của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khi đã tích cực phát huy vai trò “cầu nối”xúc tiến thương mại thời gian qua.