Theo Ủy ban kinh tế, việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, còn rất chậm, trong đó có việc phải đánh giá, thẩm định chính xác giá trị tài sản đã qua nhiều năm.
Văn phòng chính phủ vừa có văn bản số 8144/VPCP-CN ngày 19/10/2023 truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng.
Bộ Công thương khẳng định chưa có cơ sở pháp lý để giao cho EVN và các doanh nghiệp trong nước triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.
Bộ Công thương cho biết, kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII hiện chưa xác định được danh mục các dự án điện mặt trời tập trung.
Chính phủ rất quan tâm đến chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn và đã có nhiều chỉ đạo rất quyết liệt để xử lý toàn diện vấn đề. Hiện đã cơ bản giao xong cho chủ đầu tư là PVN, chỉ còn "một đoạn nữa" là đảm bảo khí, sản lượng điện, giá, thời gian khai thác phù hợp để ký hợp đồng và triển khai thông suốt.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Công điện số 6718/CĐ-BCT ngày 29/9/2023 về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được Bộ Công thương trình Thủ tướng ngày 31/8 vừa qua chưa đáp ứng đầy đủ về mức độ yêu cầu chi tiết, hiệu quả và trình tự, thủ tục thực hiện.
Sau cuộc đua giá FIT, hàng nghìn dự án điện lại chuẩn bị bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để được lựa chọn vào danh sách ưu tiên triển khai.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan lập tiến độ thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II…
Các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Bình Định đề nghị bổ sung một số khu vực ưu tiên cho phát triển du lịch, đô thị, khu bến cảng có nhu cầu lấn biển. Đáng chú ý, các khu vực lấn biển do tỉnh Thái Bình đề xuất có diện tích gần 7.370 ha.