Hành động khẩn cấp

Tại Hội nghị Bộ trưởng An ninh lương thực (FSMM) lần thứ 9 thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Trujillo (Peru) ngày 20/8 vừa qua, bộ trưởng các nước thành viên đã kêu gọi tiếp cận toàn diện và hành động khẩn cấp để giải quyết các thách thức về an ninh lương thực khu vực và toàn cầu.

Theo Reuters, trong tuyên bố được đưa ra sau hội nghị, các bộ trưởng nêu rõ những tác động đan xen của biến đổi khí hậu, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và bất bình đẳng kinh tế đang ngày càng đe dọa sự ổn định của hệ thống lương thực thế giới.

Bộ trưởng Phát triển nông nghiệp và Thủy lợi Peru, ông Ángel Manero Campos cho rằng, những vấn đề nêu trên đang ngày càng thể hiện rõ là mối đe dọa chính đối với an ninh lương thực toàn cầu, gây ra tình trạng khan hiếm và đẩy giá lương thực lên cao. Trong khi đó, dân số toàn cầu ngày càng tăng kéo nhu cầu về lương thực lên cao hơn, gia tăng áp lực khai thác các nguồn tài nguyên vốn đã cạn kiệt. Theo ông Manero, bất bình đẳng kinh tế vẫn là một rào cản đáng kể, khiến hàng triệu người không thể mua đủ lương thực và dinh dưỡng.

Theo ông Manero, để giải quyết những thách thức về an ninh lương thực, cần phải có những hành động phối hợp chung ở cấp khu vực và toàn cầu, trong đó có tăng cường hỗ trợ và trao quyền cho nông dân sản xuất nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phụ nữ, thanh niên, người bản địa và các nhóm khác có tiềm năng kinh tế chưa được khai thác. Ông Manero cũng kêu gọi các thành viên APEC tiếp tục ưu tiên thực hành nông nghiệp bền vững nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy các hoạt động sinh thái nông nghiệp, đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy các hoạt động quản lý đất và nước bền vững…

Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng APEC tái khẳng định cam kết đạt được về Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040, bao gồm cả việc thực hiện Kế hoạch hành động Aotearoa. Mục đích của kế hoạch gồm bảo đảm an ninh lương thực lâu dài, an toàn thực phẩm và cải thiện dinh dưỡng cho tất cả mọi người, cũng như giảm thất thoát và lãng phí lương thực trong khu vực bằng cách thúc đẩy thương mại nông nghiệp và thực phẩm, tính bền vững và đổi mới cũng như thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, có sức chống chịu tốt và ít phát thải.

Hội nghị FSMM lần thứ 9 diễn ra trong bối cảnh tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu đang có xu hướng gia tăng. AP dẫn số liệu trong báo cáo mới nhất về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới năm 2024 (SOFI 2024), do 5 cơ quan chuyên môn của LHQ công bố tại Cuộc họp cấp bộ trưởng của Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo G20 ở Brazil cuối tháng 7 vừa qua cho biết, khoảng 733 triệu người phải đối mặt nạn đói vào năm 2023, tương đương trên phạm vi toàn cầu cứ 11 người lại có 1 người đói. Báo cáo SOFI 2024 cảnh báo thế giới đang tụt hậu 15 năm trong việc tiến tới đạt được mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) số 2 - Không còn nạn đói - vào năm 2030 theo Chương trình Nghị sự 2030 của Đại hội đồng LHQ. Mức độ suy dinh dưỡng trên toàn cầu hiện tương đương giai đoạn 2008-2009.

Theo báo cáo, xét ở góc độ khu vực, tỷ lệ dân số đối mặt nạn đói tiếp tục tăng ở châu Phi với 20,4%, gần như không đổi ở châu Á với 8,1% trong khi Mỹ Latin ghi nhận tiến bộ giảm xuống mức 6,2%. Trong các năm 2022 và 2023, nạn đói gia tăng ở Tây Á, Caribe và hầu hết các tiểu vùng châu Phi. Nếu xu hướng này tiếp diễn, khoảng 582 triệu người sẽ bị suy dinh dưỡng mãn tính vào năm 2030, trong đó có tới 50% ở châu Phi.

Ngoài ra, hàng tỷ người vẫn khó tiếp cận với nguồn lương thực đầy đủ. Số liệu từ Chương trình Lương thực thế giới của LHQ (WFP) cho hay, năm ngoái, khoảng 2,33 tỷ người trên toàn cầu bị đói ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, không thay đổi đáng kể so mức tăng mạnh vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Hơn 2,8 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho chế độ ăn uống lành mạnh vào năm 2022. Tỷ lệ này ở các quốc gia thu nhập thấp lên tới 71,5%, chênh lệch rõ rệt so mức 6,3% ở các quốc gia thu nhập cao.

Giới chuyên gia khẳng định có nhiều giải pháp để ngăn chặn xu thế gia tăng mất an ninh lương thực toàn cầu, song nhấn mạnh cần có sự hành động khẩn cấp của chính phủ các nước trong việc đầu tư cần thiết cho thực phẩm lành mạnh, an toàn và bền vững.

Triệt phá đường dây in tiền euro giả

Triệt phá đường dây in tiền euro giả

Ngày 19/8 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết một đối tượng tình nghi in tiền giả đã bị bắt giữ tại thành phố Naples của Italy. Với tổng giá trị tiền giả lên tới 11 triệu euro, đây được cho là một trong những đường dây in tiền giả lớn nhất châu Âu trong những năm gần đây.
Luồng gió mới trên chính trường Thailand

Luồng gió mới trên chính trường Thailand

Hạ viện Thailand vừa bầu bà Paetongtarn Shinawatra làm Thủ tướng. Nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Thailand được kỳ vọng sẽ trở thành mối dây liên kết giữa thế hệ mới và thế hệ cũ, đồng thời chính phủ mới do đảng Pheu Thai lãnh đạo sẽ duy trì các chính sách kinh tế trước đó để khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư Thailand và nước ngoài.
Hệ thống rào chắn bảo vệ London

Hệ thống rào chắn bảo vệ London

Năm 2024, nước Anh kỷ niệm 40 năm khánh thành công trình trị thủy mang tên “Rào chắn sông Thames”. Công trình này vừa là một kỳ quan kỹ thuật, vừa là “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô London khỏi những trận ngập lụt nghiêm trọng, đồng thời truyền cảm hứng cho những hệ thống tương tự trên khắp thế giới.
Nhiệm vụ giải cứu phi hành gia

Nhiệm vụ giải cứu phi hành gia

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang tìm cách thức và tính toán thời điểm đưa 2 phi hành gia trở về từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), sau nhiều lần trì hoãn do tàu vũ trụ của Boeing đã gặp sự cố trước đó. Nhiệm vụ đưa 2 nhà du hành “mắc kẹt” về lại Trái đất một cách an toàn, trở thành một trong những dấu ấn hàng không vũ trụ của Mỹ trong năm nay.
Hezbollah tấn công căn cứ quân sự Israel

Hezbollah tấn công căn cứ quân sự Israel

Phong trào Hezbollah ở Lebanon cuối tuần qua đã tấn công một căn cứ quân sự của Israel ở thành phố Safed, miền bắc Israel bằng các thiết bị bay không người lái và gây thương vong cho một số binh sĩ.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.