Tắc nghẽn cảng biển tại châu Á có thể kéo dài hết tháng 8 năm nay

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển tại Singapore, hiện đã lan sang Malaysia và dự báo sẽ còn kéo dài đến hết tháng 8 năm nay. Bên cạnh đó là những thách thức khác đối với chuỗi cung ứng toàn cầu...
Nhiều tàu container neo đậu cạnh các chồng container tại cảng Singapore vào đầu tháng 7/2024. (Ảnh: AFP)

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển tại Singapore lan sang Malaysia

Các hãng truyền thông quốc tế đưa tin, tình trạng tắc nghẽn tàu container tại Singapore - một trong những cảng biển bận rộn nhất châu Á đang ở mức tồi tệ nhất kể từ đại dịch và hiện đã lan sang các cảng lân cận như các cảng của Malaysia. Điều này rủi ro cho chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra sự chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực.

Nhật báo South China Morning Post ngày 9/7 cho biết, khoảng 20 tàu container đang neo đậu thành cụm ngoài khơi Cảng Klang, trên bờ biển phía Tây Malaysia gần Kuala Lumpur.

Cả 2 cảng Klang và Singapore đều nằm trên eo biển Malacca, tuyến đường thủy quan trọng nối liền châu Âu và Trung Đông với Đông Á.

Tình trạng ùn tắc hàng hải xảy ra vì các tàu hiện tại đều phải tránh kênh đào Suez và Biển Đỏ do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi. Nhiều tàu hướng tới khu vực châu Á đang chọn đi vòng qua mũi phía Nam châu Phi, đồng nghĩa với việc không thể tiếp nhiên liệu hoặc dỡ hàng hóa ở Trung Đông.

Cảng Klang là một bến cảng quan trọng vì gần Kuala Lumpur, nhưng cảnh xếp hàng dài như thế này rất hiếm khi xảy ra, hình ảnh quan sát cho thấy có nhiều tàu phải tiến hành dỡ hàng tại bến cảng”, South China Morning Post cho biết.

Ngoài ra, một số bến cảng khác ở Singapore và Tanjong Pelepas, một cảng của Malaysia nằm ngay bên kia biên giới với Singapore dường như cũng đã kín chỗ. Các nhà phân tích dự kiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển có thể kéo dài đến tháng 8 năm nay.

Những thách thức khác đối với chuỗi cung ứng toàn cầu

Giá cước tàu container đã tăng vọt do sự chậm trễ và thay đổi tuyến đường vận tải. Theo Financial Times, giá cước đã tăng gấp 5 lần trong năm vừa qua và chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi người tiêu dùng phải gánh chịu một phần chi phí đội lên.

Là trung tâm trung chuyển lớn nhất thế giới, cảng container của Singapore kết nối hơn 600 cảng từ 123 quốc gia và có công suất hàng năm khoảng 50 triệu TEU. Mọi thứ trở nên nghiêm trọng khi tình trạng tắc nghẽn từ một trung tâm quy mô lớn như vậy bắt đầu gây ra hiệu ứng domino cho các cảng lân cận. Hiện tượng hiếm gặp này đang lan sang nước láng giềng Malaysia.

Lý do là các tàu thay đổi tuyến vận tải để tránh các cuộc tấn công ở Biển Đỏ đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ở các cảng khác ở châu Á và châu Âu. Việc chuyển hướng dẫn tới nhiều tàu hơn sẽ đi qua Singapore. Ví dụ, Maersk - hãng vận tải container lớn thứ hai thế giới, cho biết họ sẽ bỏ qua hai chuyến đi về phía Tây từ Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng này do tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng. JPMorgan ước tính cuộc khủng hoảng vận chuyển Biển Đỏ có thể làm tăng thêm 0,7 điểm phần trăm vào lạm phát hàng hóa cốt lõi toàn cầu chỉ trong nửa đầu năm nay.

Financial Times nhận định, hiện giờ một vấn đề thách thức hơn có thể là sự gián đoạn lâu dài đối với chuỗi cung ứng toàn cầu ngay cả khi cuộc khủng hoảng vận chuyển Biển Đỏ dịu đi. Tổng khối lượng tàu hàng, đặc biệt là đến và đi từ Trung Quốc, đã tăng vọt trong những tháng gần đây và mùa vận chuyển cao điểm hàng năm đã đến sớm hơn dự kiến.

Trong số những bên bị ảnh hưởng có các nhà sản xuất ô tô, không giống như các nhà sản xuất điện thoại thông minh hoặc thiết bị điện tử nhỏ khác, họ không thể chuyển các lô hàng sang vận tải hàng không. 

Theo các chuyên gia, tình trạng tắc nghẽn vận chuyển ở Singapore càng kéo dài thì nguy cơ xảy ra một cú sốc lạm phát khác cho thế giới càng cao. Tuy nhiên, việc tắc nghẽn các bến cảng của Singapore không phải là khó khăn duy nhất. Công đoàn cảng lớn nhất Hoa Kỳ đã đình chỉ các cuộc đàm phán lao động vào tháng trước và chuẩn bị cho một cuộc đình công có thể bắt đầu vào tháng 10 tới, gây ra mối lo ngại khác cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin liên quan

Thụy Điển đối mặt nguy cơ mất an ninh

Thụy Điển đối mặt nguy cơ mất an ninh

Ngày 11/7, cảnh sát Thụy Điển cho biết, đã bắt giữ hai nghi phạm sau khi phát hiện một quả bom tự chế trong túi xách của họ tại nhà ga trung tâm ở Thủ đô Stockholm. Quốc gia Bắc Âu đang tăng cường kiểm soát an ninh trong bối cảnh các vụ xả súng và đánh bom xuất hiện thường xuyên hơn những năm gần đây.
Thử thách của Công đảng Anh

Thử thách của Công đảng Anh

Ông Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh, đã chính thức trở thành Thủ tướng mới của nước này. Trước đó, ông Keir Starmer đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 5/7 vừa qua tại Anh. Công đảng của ông thắng áp đảo trước đảng Bảo thủ cầm quyền, giành tới 412 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện, tăng 210 ghế so cuộc bầu cử năm 2019.
Mối lo “sao đổi ngôi”

Mối lo “sao đổi ngôi”

Kết quả sơ bộ vòng một cuộc bầu cử Quốc hội Pháp hôm 30/6 cho thấy, đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu, do chính trị gia Marine Le Pen lãnh đạo, đã giành ưu thế lớn với 33% số phiếu ủng hộ, trong khi phe trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron chỉ được hơn 20% số phiếu bầu.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.