Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines

Để thực hiện Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Hiệp định RCEP chiếm khoảng 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu, trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử. Với Việt Nam, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2022.

Hiệp định RCEP được thiết kế để loại bỏ thuế suất hoặc thuế áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu đối với 90% hàng hóa giữa các bên ký kết trong vòng 20 năm.

Hiệp định RCEP RCEP là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới được ký kết

Nhằm triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027. Nghị định áp dụng đối với các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan (trừ Myanmar và Philippines) và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand). Đến nay, Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines.

Để thực hiện Hiệp định RCEP có hiệu lực với Myanmar kể từ ngày 4/3/2022, có hiệu lực với Philippines kể từ ngày 2/6/2023, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP.

Trong đó, đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Myanmar và đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu từ ngày 4/3/2022, đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Philippines và đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu từ ngày 2/6/2023 đến trước ngày Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất RCEP theo quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP và Nghị định số 129/2022/NĐ-CP của Chính phủ và nếu đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều thông qua “cầu nối” Thương vụ

Mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều thông qua “cầu nối” Thương vụ

Từ những thị trường “láng giềng” trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,… đến các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Anh,… vải thiều Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong kết quả này không thể không kể đến những đóng góp của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khi đã tích cực phát huy vai trò “cầu nối”xúc tiến thương mại thời gian qua.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.