Úc và Ấn Độ thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy các dự án hợp tác khoáng sản

Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã có cuộc gặp mặt với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và an ninh khu vực…

Trong tuần qua, cuộc họp của nhóm Bộ Tứ (The Quad) bao gồm Ấn Độ, Úc, Mỹ và Nhật Bản dự kiến được lên lịch tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Tokyo. Tuy nhiên, cuộc họp đã bị huỷ bỏ khi tổng thống Mỹ Joe Biden buộc phải trở về Washington để giải quyết các vấn đề về trần nợ.

Do đó, ngay sau hội nghị G7, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bay thẳng tới Sydney (Úc) để gặp nhà lãnh đạo Úc Anthony Albanese. Đây là chuyến thăm đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Úc kể từ năm 2014, diễn ra hai tháng sau khi thủ tướng Úc Anthony Albanese tới Ấn Độ.

Trong thời gian tại Úc, thủ tướng Modi và thủ tướng Albanese đã cùng nhau thảo luận về thương mại, di cư và năng lượng tái tạo, thống nhất thành lập một lực lượng đặc nhiệm hydro để mở rộng các hợp tác về năng lượng sạch.

"Các nhà lãnh đạo Bộ Tứ luôn cùng nhau sát cánh vì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cởi mở, ổn định, an toàn và thịnh vượng... nơi mà tất cả các quốc gia lớn và nhỏ đều được hưởng lợi từ sự hoà bình, cân bằng trong khu vực", thủ tướng Anthony Albanese chia sẻ với các phóng viên sau cuộc gặp song phương cùng thủ tướng Modi.

Úc hiện đang tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình, bao gồm cả việc củng cố quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với Ấn Độ trước tình hình căng thẳng leo thang với đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc.

Về phần mình, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết lãnh đạo hai nước đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khai thác mỏ và khoáng sản quan trọng, đồng thời sẽ hướng tới một thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện.

“Chúng tôi cùng đồng thuận về việc đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Úc - Ấn lên tầm cao mới trong một thập kỷ tới”, ông Modi nói trước báo giới.

Bên cạnh đó, nột thỏa thuận hỗ trợ cộng đồng người Ấn Độ ở Úc, nhóm người di cứ lớn thứ hai và có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Úc, sẽ giúp tăng cường hơn nữa “cây cầu sống” giữa người dân hai nước, thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Narendra Modi cho biết: “Mối quan hệ song phương giữa Úc và Ấn Độ đã đạt đến một tầm cao mới và các cam kết cấp cao đã không ngừng tăng lên kể từ năm 2014”.

Ấn Độ Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi (bên trái) và thủ tướng Úc Anthony Albanese

Theo sau cuộc họp, thủ tướng Ấn Độ đã có cuộc giao lưu với hàng nghìn người ủng hộ ở Nhà thi đấu Qudos Bank ở Công viên Olympic Sydney, một trong những sân vận động trong nhà lớn nhất của thủ đô nước Úc. Chương trình được tổ chức cùng với hoạt động văn hoá, nghệ thuật kết nối hai nước, từ môn thể thao cricket và quần vợt cho đến điện ảnh và ẩm thực đường phố Ấn Độ được ưa thích tại Úc.

“Nền tảng quan trọng nhất trong quan hệ của chúng ta là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau,” thủ tướng Narendra Modi chia sẻ trong chương trình, đồng thời hứa hẹn hoạt động thương mại giữa hai nước sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới và tuyên bố mở lãnh sự quán mới tại thành phố Brisbane (Úc).

Thủ tướng Narendra Modi từ lâu đã là người có xu hướng thích tham gia vào các chương trình giao lưu lớn tại các chuyến công du nước ngoài, đặc biệt là ở nhưng quốc gia có đông người Ấn Độ sinh sống như Vương quốc Anh hay Mỹ.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác thương mại song phương, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác thương mại song phương, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Nhằm thảo luận về các vấn đề hợp tác kinh tế thương mại song phương, ngày 16/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã có buổi tiếp và làm việc với ông Daniel Lee, Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) phụ trách Đổi mới, Sáng tạo, và Sở hữu trí tuệ.
Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023

Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn, củng cố các dấu hiệu về nhu cầu nội địa yếu bất chấp việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19 và gây áp lực lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn trước tình trạng tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
AfCFTA và cơ hội gia tăng giao thương Việt Nam - châu Phi

AfCFTA và cơ hội gia tăng giao thương Việt Nam - châu Phi

54/55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi đã tham gia Hiệp định Thương mại tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA). Nếu Việt Nam hoặc ASEAN tiến hành đàm phán một Thỏa thuận thương mại với khu vực AfCFTA, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước châu Á khác để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh vào thị trường này.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.