Dòng tiền kinh doanh âm, Dệt may TNG muốn huy động 400 tỷ đồng qua kênh trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Dệt may TNG, mã cổ phiếu TNG) vừa công bố kế hoạch huy động 400 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Số tiền huy động được sẽ dùng để thanh toán lương nhân viên và mua nguyên phụ liệu.
Toàn bộ số tiền huy động sẽ được Dệt may TNG dùng để thanh toán lương nhân viên và tiền mua nguyên phụ liệu, dịch vụ.

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Dệt may TNG, mã cổ phiếu TNG - sàn HoSE) vừa thông qua việc chào bán trái phiếu ra công chúng.

Theo đó, Dệt may TNG dự kiến chào bán 4 triệu trái phiếu mã TNGH2428001 với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Lãi suất áp dụng cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên là 9,5%/năm. Trái phiếu có kỳ hạn 48 tháng kể từ ngày phát hành.

Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trên là 10 triệu cổ phiếu TNG của Dệt may TNG với tổng giá trị là 220,6 tỷ đồng.

Dự kiến Dệt may TNG sẽ phát hành lô trái phiếu trên từ quý 2 - quý 4/2024. Nếu đợt chào bán diễn ra thành công, Dệt may TNG có thể huy động tối đa 400 tỷ đồng.

Với số tiền trên, Dệt may TNG sẽ dùng 224 tỷ đồng để thanh toán lương cho nhân viên; còn lại 176 tỷ đồng để trả tiền nguyên phụ liệu, dịch vụ.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý 1/2024, Dệt may TNG ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.354 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng tới 10%, đồng thời doanh thu tài chính giảm tới 30% nên lợi nhuận sau thuế quý 1/2024 của Dệt may TNG đã giảm 4%, còn 42 tỷ đồng.

Theo Dệt may TNG, kết quả kinh doanh quý 1/2024 không đạt kỳ vọng là do đơn hàng trong quý đã được ký từ năm 2023 với giá thấp hơn so với các đơn hàng được ký mới trong năm nay.

Giá cổ phiếu TNG Dệt may TNG
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu TNG của Dệt may TNG trong vòng 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView)

Xem thêm: "Tận dụng làn sóng đơn hàng rời Bangladesh, Dệt may TNG chốt đủ đơn hàng đến quý 4/2024" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Dệt may TNG đạt 2.615 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền đạt 251 tỷ đồng, giảm 11%.

Đáng chú ý, trong quý 1/2024, Dệt may TNG ghi nhận dòng tiền kinh doanh ở mức âm 144 tỷ đồng, so với mức âm 360 tỷ đồng của quý 1/2023.

Hiện hãng Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định biên lợi nhuận gộp trong quý 2/2024 của Dệt may TNG sẽ được cải thiện mạnh nhờ triển vọng từ tình hình đơn hàng khi các đối tác dần đẩy mạnh việc đặt hàng trở lại.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Dệt may TNG còn được thúc đẩy bởi việc dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh sang các quốc gia khác khi công nhân ngành dệt may tại nước này liên tục đình công trong thời gian dài.

Theo thông tin từ Chứng khoán Rồng Việt, Dệt may TNG hiện đã có đủ đơn hàng cho đến quý 4/2024 nhờ lấy được đơn hàng từ Bangladesh.

Hiện Dệt may TNG đang có kế hoạch mở rộng thêm 45 chuyền may tại Nhà máy Việt Thái – Sơn Cẩm, Việt Đức - Sơn Cẩm và Đồng Hỷ trong năm nay để phục vụ sản xuất theo đơn đặt hàng. Theo đó, công ty dự kiến nâng tổng công suất sản xuất thêm 15%.

Doanh nghiệp thép tung 'quả đấm thép'

Doanh nghiệp thép tung 'quả đấm thép'

Trong xu thế hồi phục của nền kinh tế nói chung cũng như ngành thép nói riêng, các doanh nghiệp đầu ngành đang có những động thái tích cực đẩy mạnh mở rộng năng lực sản xuất, qua đó đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của nền kinh tế.
Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp

Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp

Kinh tế Việt Nam dù đã có những tín hiệu tích cực trong 5 tháng đầu năm, song vẫn còn nhiều khó khăn cần vượt qua, đặc biệt với doanh nghiệp một số ngành hàng sản xuất. Theo các chuyên gia, ngoài việc chủ động chọn kênh đầu tư thì doanh nghiệp vẫn cần trợ lực để “vượt cạn”.
Hè tưng bừng, chọn SeABank - nhiều lợi ích - ít âu lo

Hè tưng bừng, chọn SeABank - nhiều lợi ích - ít âu lo

Nhân dịp hè 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, Hose: SSB) triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - nhiều lợi ích - ít âu lo” với nhiều lợi ích thiết thực dành cho khách hàng cá nhân khi vay mua nhà, vay kinh doanh với lãi suất chỉ 5,5%/năm, chi tiêu thẻ không lo phí, an tâm sống khỏe.
Doanh nghiệp địa ốc dần trở lại kênh trái phiếu

Doanh nghiệp địa ốc dần trở lại kênh trái phiếu

Việc các doanh nghiệp quay lại huy động vốn trên thị trường trái phiếu diễn ra trong bối cảnh nền lãi suất cho vay đã giảm và dần ổn định, thị trường bất động sản có dấu hiệu “ấm dần” cùng với việc các doanh nghiệp công bố loạt dự án mới cũng như kế hoạch tái khởi động các dự án có sẵn.
Sức khỏe doanh nghiệp cải thiện tốt hơn

Sức khỏe doanh nghiệp cải thiện tốt hơn

Lần đầu tiên trong 5 tháng, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đã tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhiều chỉ báo cũng cho thấy sức khỏe khu vực doanh nghiệp đã phục hồi tích cực hơn.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.