VN-Index sẽ gặp phải áp lực bán trong một vài phiên tới

Theo dự báo của công ty chứng khoán, với thanh khoản ở mức thấp và ngưỡng kháng cự 1.270-1.280 điểm đang ở phía trước nên khả năng VN-Index sẽ gặp phải áp lực bán trong một vài phiên tới...

Chứng khoán ngày 2/7, sau phiên giao dịch tăng điểm hôm qua, thị trường mở cửa phiên sáng nay trong trạng thái tích cực, nhiều nhóm cổ phiếu tiếp tục phục hồi, đóng cửa VN-Index kết phiên tăng 15,23 điểm, (+1,21%) lên mốc 1.269,79 điểm.

HNX-Index kết phiên tại mốc 240,8 điểm, tăng 2,24 điểm (+0,94%). Độ rộng thị trường nghiêng mạnh về bên mua với 227 cổ phiếu tăng giá, 88 cổ phiếu giảm giá, 56 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 98 cổ phiếu tăng giá, 69 cổ phiếu tham chiếu và 58 cổ phiếu giảm giá.

Tuy thanh khoản trên sàn HOSE phiên hôm nay có cải thiện hơn so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh +8,6% nhưng vẫn thấp hơn trung bình của 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng. Trên sàn HNX khối lượng giao dịch thấp hơn -14,9% so với phiên hôm qua.

Đà bán ròng của khối ngoại đã yếu hơn trong phiên hôm nay với -45,29 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã VHM (-61 tỷ), TCB (-41,8 tỷ), VRE (-31,6 tỷ) và VPB (-27,9 tỷ)... ở chiều ngược lại, cổ phiếu FPT đã có một phiên được mua ròng với 46,5 tỷ, nổi bật mua ròng nhiều nhất hôm nay là cổ phiếu DSE tại phiên giao dịch thứ 2 của cổ phiếu này (+190,7 tỷ), ngoài ra còn có NLG (+48,6 tỷ), BID (+46,5 tỷ)...

Cùng với đó, mua ròng từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với +18,64 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVS (+24,7 tỷ), PVB (+0,9 tỷ), chiều bán ròng nổi bật với PVI (-3,4 tỷ), LAS (-3 tỷ), DTD (-1 tỷ)...

Nhóm ngành nổi bật nhất đóng góp cho sự tăng điểm của thị trường hôm nay là Ngân Hàng với các trụ lớn như VCB (+2,44%), BID (+4,21%), MBB (+1,11%), TCB (+1,1%), đặc biệt là LPB (+6,09%), SHB (+1,29%), HDB (+4,33%)...

Ngoài nhóm ngân hàng, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến ấn tượng như bảo hiểm, tiêu biểu với BVH (+2,59%), BMI (+1,97%)... Nhóm dầu khí giao dịch trong sắc xanh với PLX (+1,35%), PVB (+2,54%), PVS (+3,17%), OIL (+4,77%)...

Trái chiều với thông tin gần đây về việc EU gia hạn biện pháp tự vệ thép thêm 2 năm đến tháng 6/2026, nhóm cổ phiếu thép phục hồi rất tốt với HPG (+1,23%), HSG (+1,84%), NKG (+3,55%), SMC tăng kịch biên độ (+6,87%)...

Đa số cổ phiếu bất động sản dân cư tăng điểm với VIC (+0,6%), DIG (+2,6%), NLG (+3,23%), KDH (+2,43%), TCH (+2,37%), NVL (+1,13%)... Đặc biệt cổ phiếu VHM tăng nhẹ +1,19% với thông tin huy động thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong một ngày với lô trái phiếu VHM2426006 có thời hạn 24 tháng...

Ghi nhận trong phiên hôm nay, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành công nghệ thông tin với FPT (-0,47%), ICT (-1,38%), ITD (-0,83%)...Nhóm cổ phiếu y tế diễn ra sự phân hóa với VMD (+1,71%), DBT (+2,31%), IMP (+0,67%) tuy nhiên TNH (-0,6%), DBD (-0,63%), VDP (-0,51%)...

anh-chup-man-hinh-2024-07-02-luc-192448-1511.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

VN-Index sẽ gặp phải áp lực bán trong một vài phiên tới

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Nút thắt chưa được tháo gỡ là thanh khoản vẫn ở mức thấp, cụ thể là khối lượng khớp lệnh chỉ nhỉnh hơn so với hôm qua chút ít và vẫn ở mức thấp so với trung bình 20 phiên (-35%). Điều này cho thấy tâm lý của giới đầu tư vẫn rất thận trọng và động lượng bứt phá tăng điểm vẫn chưa được xác nhận rõ ràng.

Dù tăng mạnh về điểm số hai phiên liên tiếp, song quan điểm của chúng tôi vẫn duy trì sự thận trọng, tiếp tục kiên nhẫn chờ sự xác nhận từ thanh khoản trước khi mở thêm vị thế mua mới.

Với thanh khoản ở mức thấp và ngưỡng kháng cự 1.270-1.280 điểm đang ở phía trước nên khả năng VN-Index sẽ gặp phải áp lực bán trong một vài phiên tới.

Nắm giữ các vị thế đã mở

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index tăng điểm với mẫu nến thân đặc đi kèm với thanh khoản có phần cải thiện, cho thấy mặt bằng tâm lý đã có phần cải thiện hơn. Nhóm cổ phiếu trụ sau các nhịp điều chỉnh ngắn hạn đã có tín hiệu lực cầu nâng đỡ rõ ràng hơn.

Do đó, dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index nhiều khả năng sẽ duy trì đà hồi phục trước khi gặp áp lực rung lắc lớn trở lại quanh kháng cự gần. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các vị thế đã mở, kết hợp trải lệnh mua trading xoay vòng trong các nhịp điều chỉnh trong phiên.

Cân nhắc chọn lọc cổ phiếu có diễn biến tích cực

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chỉ số VN-Index bật tăng ấn tượng cho thấy nhà đầu tư đang dần tham gia lại thị trường một cách chủ động. Các nhà đầu tư có thể cân nhắc chọn lọc cổ phiếu có diễn biến tích cực đi cùng thị trường chung trong những phiên vừa qua và giải ngân với tỷ trọng vừa phải ở những cổ phiếu này. Một số nhóm ngành có thể chú ý trong thời gian này bao gồm dệt may, điện, thép.

Cân nhắc vùng giá tốt của một số cổ phiếu để mua lướt ngắn hạn

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường tiếp tục hồi phục với khoảng trống tăng giá đầu phiên. Thanh khoản tăng so với phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp, cho thấy áp lực cung vẫn còn thấp và dòng tiền đang có nỗ lực hỗ trợ thị trường.

Tuy nhiên, diễn biến tăng giá nhanh đã đưa thị trường tiến gần đến vùng cản đầu tiên, vùng 1.270 – 1.275 điểm. Dự kiến thị trường sẽ thận trọng tại vùng này và lùi bước trở lại để kiểm tra lại dòng tiền với vùng hỗ trợ 1.263 điểm.

Do vậy, nhà đầu tư cần chậm lại để quan sát cung cầu, tuy nhiên vẫn có thể cân nhắc vùng giá tốt của một số cổ phiếu để mua lướt ngắn hạn. Ngoài ra, vẫn cần cân nhắc nhịp hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Gỡ vướng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Gỡ vướng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, đang sửa đổi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo hướng ưu đãi hơn nhằm khắc phục sự chậm trễ, khiến dư luận phàn nàn trong thời gian qua.
“Sức nóng” tỷ giá sẽ hạ nhiệt từ nửa đầu năm 2025

“Sức nóng” tỷ giá sẽ hạ nhiệt từ nửa đầu năm 2025

Sang nửa đầu năm 2025, áp lực về tăng trưởng kinh tế vẫn còn, nhưng không cao như nửa cuối 2025. Đồng thời, lạm phát sẽ kiểm soát tốt hơn. Nếu lạm phát đến sẽ chủ yếu là do chi phí đẩy chứ không phải do cầu kéo. Còn về yếu tố tỷ giá, nửa đầu 2025, tỷ giá không còn nhiều áp lực nữa...
Áp lực tỷ giá lại leo thang

Áp lực tỷ giá lại leo thang

Tỷ giá trung tâm ngày 27/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.264 VND/USD, tăng 6 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Trên thị trường chợ đen, giá USD tự do thậm chí vượt mức 26.000 VND, mức cao nhất lịch sử.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.