Theo dữ liệu kinh tế mới được công bố, chỉ số PMI của Trung Quốc tiếp tục trượt giảm vào tháng 6…
Đúng như dự kiến từ các nhà kinh tế, hoạt động sản xuất của Trung Quốc vào tháng 6 tiếp tục suy giảm khi không nhận nhiều sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích gần đây của chính phủ. Điều này một lần nữa làm lu mờ triển vọng kinh tế của nền kinh tế thứ hai thế giới trong năm nay.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy, chỉ số quản lý thu mua (PMI) ghi nhận 49 điểm vào tháng 6. Số liệu này cao hơn một chút so với tháng trước là 48,8 nhưng vẫn thể hiện rõ sự thu hẹp ở tháng thứ 3 liên tiếp.
Dữ liệu kinh tế Trung Quốc hiện vẫn yếu hơn kỳ vọng bất chấp một loạt các biện pháp hỗ trợ của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thậm chí bao gồm một số đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho đến tháng Sáu.
Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất quy mô lớn của đất nước, vốn được coi là đầu mối cho nền kinh tế, đang phải vật lộn khi nhu cầu trong nước và nước ngoài giảm mạnh do điều kiện kinh tế chung ngày càng ảm đạm. Lĩnh vực này phần lớn cũng đã vất vả để có thể phục hồi sau ba năm đại dịch.
Quảng cáo
Với hoạt động sản xuất đã bị sụt giảm trong cả ba tháng trong quý hai, dữ liệu ngày 30/6 gần như đi ngược lại với những nhận xét gần đây từ Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng tốc trong quý tháng Sáu.
Bên cạnh đó, lĩnh vực phi sản xuất cũng tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong tháng 6, với chỉ số PMI dịch vụ là 53,2, yếu hơn so với kỳ vọng là 53,7 cũng như dữ liệu của tháng 5 là 54,5 điểm.
Một số động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc - chủ yếu là chi tiêu của người tiêu dùng, sản xuất và bất động sản - đã phải vật lộn để phục hồi trong năm nay, bất chấp các biện pháp kích thích nhất quán từ chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình. Quốc gia tỷ dân tiếp tục trải qua tình trạng giảm phát “không phanh” trong năm nay với bối cảnh chi tiêu yếu.
Đầu tư vốn tư nhân vào Trung Quốc cũng cạn kiệt trong bối cảnh lo ngại về triển vọng kinh tế trong năm nay, cũng như những rủi to tiềm ẩn có thể gây ra bất kỳ sự gián đoạn mới nào liên quan đến Covid-19.
Trong khi đó, các biện pháp của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất chip quan trọng cũng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế, gây áp lực lên ngành công nghiệp bán dẫn non trẻ của nước này.