Thặng dư thương mại đạt 1,07 tỷ USD trong nửa đầu tháng 2/2023

Trong kỳ 1 tháng 2/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,07 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/2/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,68 tỷ USD…

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2/2023 (từ ngày 1/2 đến ngày 15/2/2023) đạt 25,82 tỷ USD, tăng 42,8% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 1/2023.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 2/2023 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/2/2023 đạt 72,32 tỷ USD, giảm 13,7% (tương ứng giảm 11,46 tỷ USD) về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 51,8 tỷ USD, giảm 11,5% (tương ứng giảm 6,74 tỷ USD).

Trong kỳ 1 tháng 2/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,07 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/2/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,68 tỷ USD.

Cụ thể, về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2/2023 đạt 13,44 tỷ USD, tăng 49% (tương ứng tăng 4,42 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 1/2023.

Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 2/2023 tăng so với kỳ 2 tháng 1/2023 ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 718 triệu USD tăng 53,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 560 triệu USD, tăng 47,7%; hàng dệt may tăng 528 triệu USD, tăng 77,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng khác tăng 282 triệu USD, tăng 88,4%...

Như vậy, tính đến hết 15/2/2023, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 37 tỷ USD, giảm 9,2% tương ứng giảm 3,75 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2023 đến 15/02/2023 và cùng kỳ năm 2022Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 1/1/2023 đến 15/2/2023 và cùng kỳ năm 2022

Trong đó, một số nhóm hàng giảm như: hàng dệt may giảm 845 triệu USD giảm 19,7%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 664 triệu USD, giảm 35,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 574 triệu USD, giảm 9,9%; sắt thép các loại giảm 352 triệu USD, giảm 34,8%... so với cùng kỳ năm 2022.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 2/2023 đạt 10,14 tỷ USD, tăng 42% tương ứng tăng 3 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 01/2023.

Tính đến hết ngày 15/2/2023, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 28,07 tỷ USD, giảm 5,4%, tương ứng giảm 1,59 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 75,9% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2/2023 đạt 12,38 tỷ USD, tăng 36,6%, tương ứng tăng 3,32 tỷ USD về số tuyệt đối so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 01/2023.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 2/2023 tăng so với kỳ 2 tháng 1/2023 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 645 triệu USD, tăng 24,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 465 triệu USD, tương ứng tăng 43,9%; chất dẻo nguyên liệu tăng 203 triệu USD, tăng 100,2%...

Như vậy, tính đến hết 15/2/2023, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 35,32 tỷ USD, giảm 17,9% tương ứng giảm 7,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2023 đến 15/02/2023 và cùng kỳ năm 2022Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 1/1/2023 đến 15/2/2023 và cùng kỳ năm 2022

Trong đó một số nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,78 tỷ USD, giảm 62,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 1,42 tỷ USD, giảm 25%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 904 triệu USD, tương ứng 8,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 8,19 tỷ USD, tăng 35,1%, tương ứng tăng 2,13 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 1/2023.

Tính đến hết ngày 15/2/2023, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 23,73 tỷ USD, giảm 17,8%, tương ứng giảm 5,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 67,2% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Ngành y tế bộc lộ 8 ‘điểm yếu’ sau Covid-19

Ngành y tế bộc lộ 8 ‘điểm yếu’ sau Covid-19

Những bất cập liên quan đến mua sắm, đấu thầu, liên doanh liên kết, sử dụng tài sản công; năng lực hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng còn nhiều hạn chế; kiểm định trang thiết bị chưa được chú trọng; tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế… đang là một trong những điểm ‘nhức nhối’ của ngành y tế hiện nay.
M&A bất động sản: Vì sao các 'thợ săn' vẫn chỉ rình rập, không xuống tiền?

M&A bất động sản: Vì sao các 'thợ săn' vẫn chỉ rình rập, không xuống tiền?

Trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt, lãi suất ngân hàng neo ở mức cao, doanh nghiệp cạn dòng tiền, M&A bất động sản được cho là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Song theo nhiều chuyên gia, thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án hiện vẫn rất trầm lắng do nhiều thách thức nan giải.
Đừng mong lãi suất… giảm sâu

Đừng mong lãi suất… giảm sâu

Cuối tháng 11 năm ngoái, Việt Nam bắt đầu chuyển sang định hướng giảm lãi suất để nền kinh tế có cơ hội phục hồi mạnh hơn. Tuy nhiên, đến nay, nhà quản lý tiền tệ vẫn không dám mạnh tay đưa lãi suất “nguội hẳn”, bởi họ còn dè chừng “con ngáo ộp” mang tên lạm phát...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.