Cách xử lý ô tô ngập nước, chết máy để bảo vệ phương tiện

Vào mùa mưa, trên các tuyến đường đông, đặc biệt là tại các thành phố lớn dễ xảy ra tình trạng ngập lụt do nước mưa không thoát kịp. Điều này dẫn đến việc ô tô bị ngập nước, gây lo lắng và phiền toái cho chủ xe…

Khi ô tô bị chết máy do ngập nước, việc không biết cách xử lý đúng và kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với xe, thậm chí còn khiến tiền mất tật mang. Nước có thể xâm nhập vào các bộ phận quan trọng của xe như động cơ và hệ thống điện tử.

Nguyên nhân ô tô chết máy khi ngập nước có thể hiểu đơn giản là khi các piston hoạt động, nén không khí vào với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút, nước xâm nhập vào động cơ sẽ tạo ra lực phản tác động lên các piston và tay biên. Hậu quả là hệ thống động cơ bị ảnh hưởng, gây chết máy.

Đặc biệt, các dòng xe sedan và hatchback cỡ nhỏ thường có họng hút giá thấp và gầm xe thấp hơn, do đó dễ dàng gặp nguy cơ bị ngập nước hơn so với các dòng xe SUV hay bán tải.

Cách xử lý ô tô bị chết máy do đi vào đường ngập

Ô tô bị chết máy do ngập nước trong khi đang di chuyển, người lái không nên khởi động lại xe ngay lập tức để tránh thủy kích gây hư hại nghiêm trọng cho động cơ.

Đầu tiên, cần đưa cần số của xe về vị trí N để dễ dàng đẩy xe đi. Tiếp theo, người lái nên rút chìa khóa ra, mở nắp capo và tháo các cọc của bình ắc quy để ngăn ngừa rò rỉ điện.

Cuối cùng, cần nhờ người khác giúp đẩy xe ra khỏi vùng ngập nước, đưa xe lên một địa điểm khô ráo và gọi xe cứu hộ đến để kiểm tra và sửa chữa.

o-to-ngap-nuoc-9379.png

Nếu ô tô bị ngập nước dẫn tới tình trạng chết máy mà không được đưa lên thì xe có thể bị hỏng ở hộp điều khiển điện. Vì vậy, chủ xe cần liên hệ với cứu hộ để kéo xe về trung tâm sửa chữa kiểm tra.

Mỗi loại xe có các hệ thống và bộ phận được lắp đặt khác nhau nên sẽ có cách xử lý sự cố sau khi bị ngập khác nhau. Chủ xe không nên tự tìm cách sửa xe bị ngập nước khi không được trang bị về chuyên môn kỹ thuật.

Kinh nghiệm điều khiển xe khi đi vào đường ngập

Để tránh tình trạng ô tô bị chết máy do đi vào đường ngập, người lái cũng cần biết cách điều khiển xe khi đi vào vùng ngập. Trước khi quyết định đi qua đường ngập, cần xác định chiếc ô tô thuộc loại xe gầm thấp hay gầm cao.

Mức nước không quá 20cm thì xe có thể di chuyển qua một cách thuận lợi và an toàn. Ngược lại, nếu mức nước cao hơn nửa bánh xe, không nên điều khiển xe chạy qua để tránh xe gặp sự cố.

Trong lúc ô tô đi qua đoạn đường ngập, tránh mở cửa xe để nước không bị tràn vào trong xe, bên cạnh đó, người điều khiển xe cần tắt công tắc của điều hòa (nút AC), chuyển về số 1 để lái, giữ đều ga, lái điềm tĩnh qua vùng ngập.

xe-ngap-nuoc-autonews-1932.jpg

Đối với xe số sàn, chủ xe cần tuyệt đối không đạp côn khi qua vùng ngập nước. Với xe số tự động, nên chuyển sang chế độ bán tự động và cũng nên để xe ở số 1. Nếu chủ xe không chuyển, ô tô sẽ tự động chuyển qua số 2, điều này khiến cho ga bị yếu, nước sẽ tràn vào động cơ xe thông qua đường ống pô.

Một lưu ý khác khi điều khiển ô tô qua đường ngập là việc hạn chế đạp thốc ga. Tăng ga xe đột ngột sẽ khiến nước tràn vào động cơ qua lưới tản nhiệt và tràn vào trong ống hút. Hơn nữa, việc tăng ga đột ngột sẽ khiến vòng tua máy lên cao, nước tràn vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn và làm cong tay biên.

Sau khi xe đi qua vùng ngập nước, người lái nên tiến hành đi một đoạn và sau đó nhẹ nhàng rà phanh để làm sạch bề mặt đĩa phanh khỏi nước. Tiếp đó nên dừng xe để kiểm tra lại động cơ và gầm xe, đảm bảo không có vật gì bám vào xe trước khi tiếp tục hành trình.

Nếu vùng cửa xe bị ngập, nước có thể xâm nhập vào bên trong và gây hư hại cho hệ thống loa, dây dẫn và hệ thống chiếu sáng của xe. Vì vậy, sau mỗi lần xe đi qua vùng ngập nước, người lái nên đưa xe đi kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ, để đảm bảo các hệ thống hoạt động một cách bình thường và tránh tổn hại không đáng có.

Tin liên quan

“Chuẩn” nào cho nhà trọ công nhân?

“Chuẩn” nào cho nhà trọ công nhân?

Những tiêu chí về chỗ ở được coi là bảo đảm mức sống tối thiểu cho công nhân tại các khu công nghiệp (KCN), như diện tích, điều kiện vệ sinh, an ninh và gần đây là tiêu chí về phòng cháy chữa cháy (PCCC), năm nào cũng được nhắc đến trong nhiều hội thảo, hội nghị. Nhưng hầu hết chỉ nêu hiện trạng và khuyến nghị chứ chưa có giải pháp. Hàng nghìn công nhân tại các KCN vẫn phải sống trong những khu trọ giá rẻ, chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém và mất an toàn, an ninh.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.