R

Hỗ trợ phương tiện sinh kế cho người khuyết tật

Thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, TP Đà Nẵng đã và đang thực hiện nhiều chính sách trợ giúp người khuyết tật về sinh kế, vay vốn, việc làm, học nghề, qua đó, tạo điều kiện, cơ hội để nhóm người yếu thế phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tự tin vươn lên khẳng định bản thân.

Giải pháp hỗ trợ phù hợp

Xác định có việc làm, có thu nhập là yếu tố then chốt giúp người khuyết tật tự tin vươn lên, các ngành, địa phương đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp trợ giúp phù hợp. Chị Lê Thị Tố Quỳnh (phường Chính Gián, quận Thanh Khê) không may bị khuyết tật ở chân trái, không muốn bản thân trở thành gánh nặng cho gia đình, chị Quỳnh cố gắng học nghề may để có kế sinh nhai. Sau khi học nghề, chị Quỳnh mở tiệm tại nhà, nhận may, sửa quần áo. Đầu năm 2024, biết tin về chương trình tặng sinh kế, chị Quỳnh bày tỏ mong muốn được hỗ trợ máy vắt sổ mới. Thấu hiểu hoàn cảnh và nguyện vọng của chị Quỳnh, giữa tháng 4 năm nay, UBND quận Thanh Khê đã tặng chiếc máy vắt sổ 2 kim để chị Quỳnh thuận lợi hơn trong việc may quần áo. Cùng niềm vui như chị Quỳnh, anh Đào Ngọc Lai (phường An Khê, quận Thanh Khê) khuyết tật ở tay được UBND quận Thanh Khê hỗ trợ phương tiện sinh kế là 6 chiếc bàn và 1 dù che lớn để mở quán bán đồ ăn sáng. Tương tự, chị Huỳnh Trần Bích Thảo (phường An Khê) mắc bệnh động kinh cũng được tặng tủ đẩy để bán sinh tố, nước ép trái cây.

Đại diện UBND quận Thanh Khê cho biết, thực hiện kế hoạch bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn quận nói chung, chương trình trợ giúp người khuyết tật nói riêng, hằng năm, UBND quận luôn tiến hành khảo sát nhu cầu, mong muốn của người khuyết tật để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. “Năm nay, UBND quận trao phương tiện sinh kế cho 12 người khuyết tật nhằm hỗ trợ họ có việc làm, thu nhập ổn định, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Cùng với đó còn đồng thời hỗ trợ xe lăn, dụng cụ chỉnh hình cho 10 người khuyết tật giúp việc đi lại, sinh hoạt thêm thuận lợi”, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê Nguyễn Hữu Công nói.

Cần thêm nhiều chính sách

Song song hỗ trợ phương tiện sinh kế, các ngành, địa phương còn duy trì các chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi giúp người khuyết tật làm ăn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Anh Trần Đình Thiên (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) bị khuyết tật vận động, đôi chân co rút gây khó khăn trong đi lại. Sau khi bàn tính với gia đình, anh Thiên xin vay vốn từ Hội Người khuyết tật thành phố để kinh doanh quán cà-phê, nước giải khát nhỏ tại nhà. Với số vốn 5 triệu đồng ban đầu, anh Thiên mua sắm bàn ghế và các vật dụng cần thiết, nhập nguyên liệu và mở quán nước. Sau một thời gian kinh doanh, anh Thiên dần thu hồi vốn, có đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống và trả tiền vay. “Chính sách hỗ trợ người khuyết tật vay vốn không lãi suất là “cần câu” quý giá giúp tôi phát triển kinh tế, có thu nhập để lo cho bản thân và gia đình”, anh Thiên chia sẻ.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Lành (quận Thanh Khê) bị teo chân, đi lại khó khăn. Với tinh thần tự lực, chị Lành đứng ra khởi nghiệp với thương hiệu thực phẩm sạch nhà làm. Được Hội Người khuyết tật quận Thanh Khê tư vấn, chị Lành mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội quận để mở rộng buôn bán, kinh doanh. Có vốn, chị Lành đầu tư thêm về thiết kế bao bì, đa dạng sản phẩm và tăng cường quảng cáo. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, chị Lành có lượng khách hàng ổn định, thu nhập bảo đảm để chăm lo các con ăn học.

Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Đà Nẵng Trương Công Nghiêm cho biết, để giúp hội viên phát triển kinh tế, các cấp hội và địa phương thường xuyên thông tin về chương trình vay vốn ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố để người khuyết tật tìm hiểu, tiếp cận. Năm 2023, có 38 hội viên được vay vốn với mức vay từ 20-100 triệu đồng/người, tổng vốn giải ngân hơn 2,57 tỷ đồng giúp người khuyết tật phát triển kinh tế, làm chủ cuộc sống, khẳng định bản thân. Bên cạnh đó, Hội Người khuyết tật thành phố còn duy trì Quỹ vay vòng, giúp 49 hội viên vay tối đa 5 triệu đồng/người trong 12 tháng, lãi suất 0% để kinh doanh nhỏ lẻ giúp hội viên làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống.

Thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, trong năm 2023, Hội Người khuyết tật TP Đà Nẵng đã vận động hỗ trợ vốn, sinh kế cho 21 người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, tổng kinh phí 110 triệu đồng; trao 12 máy may công nghiệp cho hội viên có phương tiện sinh kế cải thiện công việc, tăng cao thu nhập. Bên cạnh đó còn giới thiệu việc làm cho 37 người, kết nối học nghề cho 10 người khuyết tật.

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng. Cô gái GenZ nói chức vụ không làm khó mình, ngược lại, đó là một hành trình học hỏi.
Mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm

Mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm

Bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian qua đang có nhiều hiệu quả khi ứng dụng được các mô hình mới vào thực tiễn. Qua đó, nâng cao được trách nhiệm của đơn vị sản xuất cũng như ý thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm sử dụng.
Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt

Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt

Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS và cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia (bao gồm lĩnh vực thoát nước). Theo đó sẽ có hệ thống bản đồ ngập lụt tương ứng với các “kịch bản mưa” với đầy đủ thông tin vị trí điểm úng ngập, mức độ ngập, phương án phân luồng cho người dân.
Nghịch lý “rác thực phẩm”

Nghịch lý “rác thực phẩm”

Khoảng một phần năm lượng thực phẩm được sản xuất trên thế giới bị vứt bỏ, trong khi hàng trăm triệu người vẫn sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Thông tin từ báo cáo mới nhất của LHQ tiếp tục gióng hồi chuông báo động về tình trạng lãng phí lương thực, thực phẩm trên toàn cầu.
Hãy thông minh và tự trọng khi dùng AI trong dịch thuật

Hãy thông minh và tự trọng khi dùng AI trong dịch thuật

Tại cuộc tọa đàm “AI và dịch sách” ngày 4/5 tại Ngôi nhà Ý (Hà Nội), độc giả và các diễn gia đã bàn luận sôi nổi về vai trò và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành dịch thuật. Tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện “Những ngày Văn học châu Âu” diễn ra từ ngày 4 đến ngày 19/5.
Tìm kiếm “đại sứ” quảng bá hình ảnh quốc gia

Tìm kiếm “đại sứ” quảng bá hình ảnh quốc gia

Được tổ chức theo hướng sáng tạo, thiên về trải nghiệm chân thực của các thí sinh tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 sẽ tìm ra “đại sứ” nhằm quảng bá, lan tỏa hình ảnh điểm đến Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.