Đừng để sách giáo khoa là gánh nặng

Ngoài một số trường dân lập học sớm, thì chưa vào năm học mới cấp phổ thông, dư luận đã rộn lên mối lo sách giáo khoa.

Nào là như mấy năm qua đã có nhiều băn khoăn về việc mua sách ngày càng tốn kém, lo một bộ cho con em để học trong năm đã là một khoản “to” trong các khoản chi việc học tập. Nào là chuyện giá sách ấy được phản ánh là có phần chiết khấu khá cao cho các đầu mối môi giới, phát hành. Rồi thì những nỗi niềm về việc sách được dùng qua mỗi năm học không dùng lại được, khiến cho mỗi học sinh phải gần như mua mới bộ sách cho mình, thật là một sự tốn kém, lãng phí không nhỏ về tiền, về giấy…

Đó là vấn đề đáng suy nghĩ của ngành giáo dục nói chung, của các sở, ngành và cụ thể đến tận các trường, các thầy giáo, cô giáo. Trong guồng quay chóng mặt của thời giá, trong đó có giá cả, dịch vụ giáo dục, đặt vào hoàn cảnh cải thiện thu nhập của nhiều gia đình còn “khiêm tốn”, thì làm sao để cân đối, giảm bớt các khoản chi, trong đó chi tiêu việc học cho con cái, đã là một sự… toát mồ hôi. Bên cạnh đó, còn là tính chất ổn định của hệ thống kiến thức, tính khoa học của phương pháp giáo dục và đòi hỏi sáng tạo trong thực hành dạy dỗ của các trường, các thầy giáo, cô giáo trên cơ sở bộ sách giáo khoa được sử dụng.

Rộng hơn, đừng nghĩ đây là chuyện nhỏ. Đó là yêu cầu chung bảo vệ môi trường, giảm lãng phí nguyên vật liệu, chi tiêu tiết kiệm đối với xã hội. Đừng nên nghĩ rằng cứ đi học là phải đầu tư sách vở theo yêu cầu học tập nên cha mẹ phải lo. Cũng đừng cho rằng theo những cải tiến, đổi mới, thì sách giáo khoa phát sinh ra nhiều vấn đề như thế, phải in nhiều, phải mua nhiều, thì cũng phải đáp ứng thôi chứ biết làm thế nào!

Cần lắm những nghiên cứu nhằm giảm được số lượng sách in cho trẻ học; giảm được giá sách để bớt gánh nặng cho các gia đình mà khoản chi phí đỡ phải “chạy vào túi” các bên trung gian thứ ba, thứ tư, thứ năm… coi sách học của trẻ như một món hời phải tận dụng; cũng như tăng khả năng tái sử dụng của sách trong một quãng thời gian tương đối - ít ra là đến khi soạn mới, thay đổi sách, dùng sách nội dung khác, mới, để đỡ phải dùng một lần rồi bỏ đi luôn, thật quá lãng phí.

Số tiền, lượng giấy, công sức cho việc in ấn, mua sắm…, đó là những khoản chi khổng lồ trên vai xã hội. Cần nhìn rộng để điều chỉnh, điều tiết, giảm đi gánh nặng này. Trách nhiệm, phải chăng không nằm ngoài nhiệm vụ của các viện nghiên cứu về giáo dục, các nhóm biên soạn sách giáo khoa, các hội đồng phê duyệt, các đơn vị xuất bản, in ấn, phát hành sách… Bên cạnh quan điểm về phổ cập giáo dục, tạo điều kiện cho toàn dân được học hành, nên chăng bổ sung những chủ trương làm sao để trẻ em được học tập ở bậc phổ thông một cách thuận tiện, tiết kiệm hợp lý chứ không để việc đến trường của các em, các cháu ngày càng trở nên chật vật với mỗi gia đình.

Tin liên quan

Sàn diễn cho tài năng thời trang mới

Sàn diễn cho tài năng thời trang mới

Sau thành công và danh tiếng của “Chuyến viễn du thời trang” (Fashion Voyage), nhà sáng lập, đạo diễn Long Kan (trong ảnh), tiếp tục công bố chương trình thời trang mới có tên gọi Vietnam Next-Gen Fashion dành cho các nhà thiết kế (NTK) trẻ nhằm giúp họ phát triển thương hiệu cá nhân, đồng thời quảng bá sản phẩm đến gần với giới mộ điệu thời trang.
Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 15/8 đã xác nhận một trường hợp nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở Thụy Điển có liên quan đợt bùng phát dịch bệnh này ở châu Phi. Các chuyên gia y tế đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở cấp độ toàn cầu.
Sinh viên chật vật tìm nơi ở

Sinh viên chật vật tìm nơi ở

Lê Thị Hoa (sinh viên năm nhất Trường đại học Công đoàn) vẫn chưa hết hoang mang khi nghe chủ nhà trọ thông báo giá tiền thuê nhà tháng sau sẽ là 3,8 triệu đồng/tháng thay vì mức giá 3,2 triệu đồng/tháng như hiện nay (chưa kể tiền điện). Số tiền ở trọ vượt quá mức chi trả của gia đình, Hoa tìm mọi cách xoay xở để đỡ gánh nặng cho gia đình.
Trở lại “Điệp khúc vi-rút”

Trở lại “Điệp khúc vi-rút”

Nhà hát kịch Hà Nội vừa tái dựng vở “Điệp khúc vi-rút” của cố nhà văn, nhà viết kịch Xuân Đức qua bản dựng của NSND Trung Hiếu, Giám đốc nhà hát. Buổi báo cáo đã diễn ra tối 12/8 tại rạp Công Nhân (Tràng Tiền, Hà Nội).
Ngõ nhỏ, chuyện không nhỏ của Hà Nội (kỳ 1)

Ngõ nhỏ, chuyện không nhỏ của Hà Nội (kỳ 1)

Đã vài tháng trôi qua kể từ vụ cháy nhà trọ trong ngõ 119 Trung Kính khiến 14 người tử vong, nhưng người dân nơi đây vẫn chưa thôi sợ hãi, lo lắng trước hiểm họa cháy nổ. Đó cũng là nỗi lo chung của vô số cư dân phố thị, khi theo thống kê, TP Hà Nội hiện có gần 9.500 tuyến phố, ngõ, ngách nhỏ, sâu từ 200 m trở lên, xe chữa cháy không thể tiếp cận. Không chỉ là chuyện cháy, việc phải sống chen chúc trong những ngõ ngách sâu, tối hun hút như “địa đạo” cũng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của người dân, làm quá tải hạ tầng đô thị, giao thông. Đã đến lúc Hà Nội cần có giải pháp căn cơ và quyết liệt hơn để từng bước tái quy hoạch những khu vực này, hướng đến xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.