Lý do chưa khai thác 20,7 triệu tấn đất hiếm

Trữ lượng đất hiếm lớn nhưng việc khai thác, chế biến và sử dụng hiện nay của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do chưa làm chủ được công nghệ phân tách đất hiếm.

Tại phiên chất vấn tại Quốc hội sáng này, về vấn đề khai thác đất hiếm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh cho, biết Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng lớn như bô xít khoảng 5,8 tỷ tấn, titan khoảng hơn 600 triệu tấn, đất hiếm khoảng 20,7 triệu tấn.

Thủ tướng đã giao cho bộ đề án điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng đất hiếm, Bộ trưởng Khánh cho biết.

Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo tính toán việc chế biến sâu đất hiếm để phục vụ công nghiệp chip bán dẫn và nghiên cứu xuất khẩu; thu hút đầu tư, liên doanh, chuyển giao công nghệ này.

Các địa phương có tiềm năng đất hiếm gồm Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai đang phải tăng cường quản lý đất hiếm, tránh khai thác, buôn bán trái phép.

Theo ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, tổng trữ lượng đất hiếm trên thế giới khoảng 120 triệu tấn. Trong đó, Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc (khoảng 44 triệu tấn).

Được biết, đất hiếm, hóa chất là đầu vào không thể thiếu của ngành công nghiệp bán dẫn nói riêng và ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử nói chung.

Nhu cầu về các thiết bị điện tử càng lớn thì vai trò của nguyên tố đất hiếm càng quan trọng hơn.

Việt Nam đã xây dựng chính sách phát triển sản phẩm vi mạch, chất bán dẫn. Trong đó, nhiều nghị quyết của Bộ Chính trị xác định "phát triển công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo" trong phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Trước đó, tại công văn vào đầu tháng 2/2024, trả lời kiến nghị của cử tri đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM gửi tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Việt Nam hiện chưa có nhà máy chế biến quặng đất hiếm thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hàm lượng tổng oxit đất hiếm phải đạt tối thiểu 95%).

Trữ lượng đất hiếm lớn nhưng việc khai thác, chế biến và sử dụng hiện nay của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, thông qua triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, làm chủ nhiều công nghệ khai thác, chế biến sâu đất hiếm.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trong nước chủ yếu dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa được các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng vào thực tế sản xuất quy mô lớn gắn với việc khai thác quặng đất hiếm từ các mỏ được cấp phép.

Việc chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ nguồn cũng gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, các nước giữ bí mật, hạn chế chuyển giao công nghệ.

Lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Tin liên quan

Quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp, ngăn ngừa mô hình biến tướng phát triển

Quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp, ngăn ngừa mô hình biến tướng phát triển

Thị trường kinh doanh đa cấp liên tục được thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp vi phạm đã bị xử phạt và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Tạp chí Công Thương đã có một số trao đổi với ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về vấn đề này.

Việt Nam sẽ 'cho ra lò' khoảng 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn

Việt Nam sẽ 'cho ra lò' khoảng 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn

Đến năm 2045, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước cả về chất lượng và số lượng...

Dragon Capital: Chứng khoán nhiều cơ hội trong năm 2024

Dragon Capital: Chứng khoán nhiều cơ hội trong năm 2024

Chuyên gia của Dragon Capital đánh giá chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục nới lỏng tuyệt đối để hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thường độ thẩm thấu của lãi suất từ 9-12 tháng. Bối cảnh vĩ mô cũng duy trì sự ổn định trong năm 2024.

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.