3 yếu tố giúp kinh tế tăng trưởng tích cực trong 2024

Xuất khẩu tăng trưởng, mặt bằng lãi suất thấp hơn cùng với sự trở lại của nhu cầu tiêu dùng được dự báo là ba yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 khả quan hơn.

Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường của VinaCapital, trong phân tích mới nhất, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 sẽ tăng lên mức 6,5%.

Kết quả tích cực này trước hết đến từ hoạt động xuất khẩu dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn từ mức dưới 4% năm ngoái lên mức 8 – 9% trong năm nay.

Cùng với đó, mặt bằng lãi suất tại Việt Nam được dự báo sẽ thấp hơn và ít biến động hơn giai đoạn hai năm vừa qua, từ đó, sẽ hỗ trợ nền kinh tế phát triển theo nhiều cách, bao gồm thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng tín dụng.

Không chỉ vậy, vị chuyên gia đánh giá, nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng trưởng với sự hỗ trợ của hai yếu tố trên.

Đơn cử, khi lãi suất vay mua nhà/tiền phải trả hàng tháng thấp hơn sẽ giúp người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn. Đợt tăng lãi suất tiết kiệm năm 2022 đã giúp mang đến thu nhập cho người gửi tiền và đã được dùng cho chi tiêu tiêu dùng.

Cùng với đó, chi tiêu và tâm lý tiêu dùng được hỗ trợ thêm vào cuối năm ngoái khi thị trường bất động sản bắt đầu nhận được hỗ trợ.

3 yếu tố giúp kinh tế tăng trưởng tích cực trong 2024

VinaCapital kỳ vọng hoạt động sản xuất sẽ phục hồi tốt trong năm nay. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng sẽ không tăng mạnh bởi làn sóng du khách nước ngoài đến Việt Nam đã thúc đẩy tiêu dùng trong năm ngoái và sẽ khó lặp lại trong năm nay.

Số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam không bao gồm khách Trung Quốc – vốn chiếm tới 1/3 tổng lượng khách quốc tế - đã trở lại mức trước Covid-19.

Có khả năng khách du lịch Trung Quốc sẽ quay trở lại trong năm nay nhưng điều đáng lưu ý là nhu cầu tiêu dùng tại nước này đang ở mức thấp giống thời điểm cách ly xã hội vì Covid-19.

Tại Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam 2024 mới đây, bà Đặng Nguyệt Minh, Giám đốc Khối nghiên cứu của Dragon Capital, cũng cho rằng Việt Nam có hai cơ hội lớn trong năm nay.

Thứ nhất, với ngành sản xuất, Việt Nam có một năm khó khăn vừa qua nhưng vấn đề thực tế là toàn thế giới đã trải qua chu kỳ giảm hàng tồn kho.

"Chúng ta có thể kỳ vọng đáy nền sản xuất Việt Nam đã qua và năm 2024 là năm phục hồi kinh tế”, bà Minh nhấn mạnh.

Thứ hai là sự đồng pha giảm lãi suất, tháng 11 vừa qua, lần đầu tiên số lượng ngân hàng trung ương trên toàn thế giới giảm lãi suất nhiều hơn số ngân hàng tăng lãi suất. Trong kinh tế, mặt bằng lãi suất là nền tảng cho đầu tư tăng trưởng, Việt Nam đi trước cắt giảm lãi suất nhưng sự đồng pha của toàn cầu sẽ giúp tăng hiệu quả.

Ngoài ra, với khu vực xuất khẩu, vùng đáy xuất khẩu đã qua, Việt Nam sẽ bắt đầu chu kỳ hồi phục mới.

Cùng với đó, đầu tư công đã bắt đầu trở lại và đây là yếu tố cần thiết tạo nền tảng niềm tin cho doanh nghiệp đầu tư trở lại.

Cũng tại diễn đàn, đại diện HSBC cho biết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam được kỳ vọng phục hồi trong năm nay, từ đó mang lại thêm thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.

Chuyên gia điểm danh những động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam cất cánh trong 'năm Rồng'

Chuyên gia điểm danh những động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam cất cánh trong 'năm Rồng'

Tại diễn đàn thường niên kịch bản kinh tế Việt Nam lần thứ 16 với chủ đề “Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định về kinh tế thế giới năm 2024 và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam...

Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Các điều chỉnh của liên kết kinh tế hiện nay diễn ra với tốc độ nhanh, nội hàm ngày càng phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề sau biên giới quốc gia, đồng thời định hình các “luật chơi mới” tạo ra sức ép bắt buộc phải thực thi, tác động đến khả năng cạnh tranh, thích ứng của các nước đang phát triển...

Hàng nghìn tỷ đồng Quỹ bình ổn xăng dầu bị 7 thương nhân kinh doanh chiếm dụng, sử dụng sai mục đích

Hàng nghìn tỷ đồng Quỹ bình ổn xăng dầu bị 7 thương nhân kinh doanh chiếm dụng, sử dụng sai mục đích

Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ có 07/15 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã sử dụng Quỹ bình ổn giá sai mục đích bình ổn giá, không kết chuyển về tài khoản Quỹ bình ổn giá mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp, với số tiền là 7.927 tỷ đồng...

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.