Hà Nội chống "mất hồ", ban hành danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp

Mới đây, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn...

san lấpSố lượng ao, hồ Hà Nội từ 2010-2015. Nguồn Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng

Theo đó, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp đến các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng thời, Sở cần phối hợp với Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố theo quy định.

Trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã phối hợp xem xét đánh giá sự phù hợp của giải pháp thiết kế đồ án với danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp được duyệt và các giải pháp hoàn trả; tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét đồng thời trong quá trình phê duyệt đồ án.

Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị cộng đồng dân cư không được tự ý san lấp, lấn chiếm trái phép hồ, ao, đầm và cần sử dụng đúng mục đích.

“Việc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp nhằm siết chặt quản lý, công khai để người dân thực hiện, tránh tình trạng quy định không rõ ràng, khó xử lý vi phạm”, quyết định nêu rõ.

Theo danh mục được phê duyệt, các quận có số lượng hồ ít là quận Hoàn Kiếm (1), Hai Bà Trưng (9), Ba Đình (11), Thanh Xuân (9), Đống Đa (15), Tây Hồ (18), Cầu Giấy (29)...

Các huyện có số lượng hồ, ao, đầm lớn là Thanh Oai (275), Quốc Oai (276), Thường Tín (239), Đan Phượng (210), Phú Xuyên (201), Mê Linh (181), Phúc Thọ (178), Hoài Đức (126), Thạch Thất (151).

Được biết, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, chỉ tính riêng giai đoạn 2010 - 2015, Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn.

Ngoài việc giảm số lượng, tổng diện tích mặt nước ao, hồ của Hà Nội sau 5 năm giảm đi. Năm 2010 tổng diện tích mặt nước ao, hồ là 7.031.845 m2 nhưng đến năm 2015 chỉ còn 6.959.305 m2, như vậy đã giảm đi 72.540 m2.

Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu trong 6 quận trung tâm của nội thành Hà Nội, chưa tính các quận huyện khác.

Đơn cử mới đây có vụ việc 3,5 ha hồ Đầm Bông tại phường Định Công, quận Hoàng Mai bị san lấp, lấn chiếm, xây dựng nhà xưởng trái phép. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân quận Hoàng Mai tổ chức xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật và các nội dung đã chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố.

Phó Thủ tướng cho ý kiến về Chủ trương xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng

Phó Thủ tướng cho ý kiến về Chủ trương xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về việc thẩm định chủ trương đầu tư Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay – Tà Gụ kết nối với Quốc lộ 27C và đường tỉnh ĐT.707, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.