Đề xuất kéo dài thời gian xây dựng tuyến metro Bến Thành - Tham Lương đến năm 2030

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM, metro Bến Thành – Tham Lương đến năm 2030 và 2 năm sửa chữa khiếm khuyết, bảo hành (đến năm 2032)...

metro Bến Thành - Tham Lương

Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phê duyệt thay đổi thời gian đầu tư Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 Tp.HCM, metro Bến Thành - Tham Lương từ năm 2026 sang 2030.

Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM, tuyến Bến Thành – Tham Lương có tổng chiều dài 11,042 km (trong đó đoạn tuyến đi ngầm dài khoảng 9,091 km; đoạn tuyến đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài khoảng 1.951 km).

Dự án có điểm đầu tại ga Bến Thành (quận 1), điểm cuối tại depot Tham Lương (quận 12) bao gồm 9 ga ngầm, 1 ga trên cao và 1 depot. Dự án có 9 gói thầu chính.

Dự án được phê duyệt lần đầu vào năm 2010, dự kiến hoàn thành năm 2016. Thời điểm đó, tổng mức đầu tư dự kiến là 26.116 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do các hiệp định vay của dự án đã hết hạn giải ngân, dự án bị chậm tiến độ.

Đến tháng 11/2019, UBND TP.HCM đã có quyết định điều chỉnh dự án xây dựng dự án metro Bến Thành – Tham Lương. Theo đó, thời gian thực hiện và hoàn thành dự án từ năm 2010 đến năm 2026, tổng mức đầu tư cũng được nâng lên gần 48.000 tỷ đồng (khoảng 2,1 tỷ USD).

Tháng 6/2022, UBND TP.HCM đã có kiến nghị gửi các bộ, ngành trung ương đề nghị cho lùi thời gian khởi công qua cuối năm 2025, đầu năm 2026.

Đến nay, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã ủng hộ kiến nghị này của UBND TP.HCM.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch Đầu tư lưu ý, UBND TP.HCM cũng sẽ phải phối hợp với Bộ Tài chính, các Nhà tài trợ để giải quyết công việc liên đến Hiệp định vay vốn của Dự án theo quy định và chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Dự án, giám sát, hoàn thành dự án trong thời gian đề nghị gia hạn, sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng cho biết, việc thực hiện dự án phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn vốn của các nhà tài trợ, trong khi hai nhà tài trợ ADB và EIB đã hủy các khoản vay cũ, vì vậy Bộ này đề nghị Uỷ ban nhân dân TP.HCM báo cáo rõ nguồn vốn nước ngoài để thực hiện dự án thời gian tới, giải trình về các nguồn vốn của dự án, phương án huy động vốn nước ngoài, việc ký kết khoản vay mới, gia hạn khoản vay cũ.

“Trường hợp Dự án không hoàn thành đúng thời hạn đã được phê duyệt, UBND TP.HCM chịu trách nhiệm bố trí các nguồn vốn khác để thực hiện các hạng mục chưa hoàn thành”, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất.

 

 

Tin liên quan

Tương lai mơ hồ của điện than Việt Nam

Tương lai mơ hồ của điện than Việt Nam

Trong số các nhà máy nhiệt điện than được lên kế hoạch cho giai đoạn tới 2030, một vài dự án vẫn đang trong giai đoạn đàm phán hợp đồng, và thậm chí, nhiều dự án khác lại đang chật vật trong việc đảm bảo vốn.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.