Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp với đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam. Đáng chú ý, trong khi mức thuế chống trợ cấp tạm thời chỉ 5,48%, có 5 công ty không hợp tác phải chịu thuế lên đến 237,65%.
Công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra thời gian qua đã đem lại một số kết quả tích cực, nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Kinh tế nửa đầu năm chứng kiến đà phục hồi được cải thiện qua từng tháng với một số điểm sáng về xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn tiềm ẩn không ít rủi ro đe dọa đến triển vọng tăng trưởng.
Theo số liệu mới nhất được công bố, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt 29,2 tỷ USD với hầu hết các nhóm lĩnh vực đều tăng trưởng dương. Đi cùng với sự tăng trưởng không ngừng nghỉ, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số khó khăn...
Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt các xu thế mới trong dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu để tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiên tiến.
Ngày 20/6, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo giới thiệu về các biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến quy định pháp luật về phòng vệ thương mại và lấy ý kiến, góp ý hồ sơ Nghị định thay thế Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý Ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Xác định là cơ hội lớn cho ngành lúa gạo Việt Nam vươn tầm chất lượng, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tôn mạ trong nước như Tập đoàn Hoa Sen (mã cổ phiếu HSG), Thép Nam Kim (mã cổ phiếu NKG), Tôn Đông Á (mã cổ phiếu GDA)… được kỳ vọng sẽ hưởng “lợi ích kép” nếu tôn mạ Trung Quốc và Hàn Quốc chính thức bị áp thuế chống bán phá giá.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, hiện đã có 5 thành viên của Hiệp hội bị phản ánh về tình trạng thiếu hụt hồ tiêu và cà phê tại cảng Cát Lái. Khối lượng hàng hóa bị mất chiếm từ 7% - 28% tổng lượng hàng, đều cùng một cảng hạ tại Cát Lái và đều nằm tại cảng trong một thời gian do tàu bị hoãn.
Trung Quốc là thị trường có quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ cao và là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội to lớn, việc xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường này cũng đối mặt với không ít thách thức...