Tính chung cả tuần này, giá dầu thô thế giới đã tăng tới 1,7%, xác lập tuần tăng giá thứ hai liên tiếp, chủ yếu nhờ thông tin giới chức Hoa Kỳ đã gần đạt được một thoả thuận trần nợ công mới.
Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 26/5, giá dầu thô thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm sau khi giới chức Nga phát tín hiệu OPEC+ có thể sẽ không cắt giảm thêm sản lượng khai thác, trái ngược với kỳ vọng của thị trường trong thời gian gần đây.
Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 25/5, giá dầu thô thế giới được nâng đỡ nhờ thông tin lượng tồn trữ dầu, nhiên liệu tại Hoa Kỳ sụt giảm mạnh ngay trước cao điểm tiêu thụ và OPEC+ có thể tiếp tục giảm sản lượng khai thác.
Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 24/5, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng nhẹ khi thị trường kỳ vọng liên minh OPEC+ sẽ cắt giảm thêm sản lượng khai thác và dự trữ dầu thô tại Hoa Kỳ sụt giảm mạnh.
Trong phiên giao dịch thứ Sáu (19/5), giá dầu thô đã chịu áp lực giảm xuống khi tiến trình đàm phán trần nợ công của Hoa Kỳ phải tạm dừng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần này, giá dầu thô đã tăng gần 2%, xác lập tuần tăng giá đầu tiên sau 4 tuần giảm giá liên tiếp.
Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 19/5, giá dầu thô thế giới giảm nhẹ trở lại khi thị trường lo ngại các ngân hàng trung ương lớn có thể tiếp tục tăng lãi suất và đồng USD tăng giá.
Trong phiên giao dịch sáng nay 18/5, giá dầu thô Brent giao dịch quanh mức 76,7 USD/thùng, được nâng đỡ khi tâm lý thị trường lạc quan hơn về triển vọng đàm phán trần nợ công của Hoa Kỳ.
Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, giá dầu thô chịu áp lực giảm trở lại khi tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ bất ngờ tăng mạnh và các dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ, Trung Quốc kém tích cực.
Trong phiên giao dịch sáng nay ngày 16/5, giá dầu thô tiếp tục tăng nhẹ sau khi Hoa Kỳ thông báo sẽ mua vào 3 triệu thùng dầu để bổ sung kho dự trữ và nguồn cung dầu từ Canada sụt giảm.
Trong phiên giao dịch sáng nay (ngày 15/5), giá dầu thô thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm, chủ yếu do đồng USD tăng giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác trong bối cảnh dòng vốn rút về kênh USD trước các bất ổn kinh tế.