Diễn biến của thị trường bất động sản Trung Quốc là bài học đắt giá để Việt Nam đưa ra các biện pháp kịp thời, tránh sự đổ vỡ hàng loạt trên thị trường bất động sản.
Sự kiện không trả được nợ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản có thể kéo theo phản ứng dây chuyền khiến các khoản vay của doanh nghiệp tại các ngân hàng khác cũng bị nhảy nhóm nợ.
Chính phủ cần sửa Nghị định 65/2022/NĐ-CP và có các giải pháp nhanh chóng chóng ổn định và phát triển lành mạnh thị trường trái phiếu đang là một trong những đề xuất quan trọng nhất mà các cơ quan chức năng, chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra...
Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững của Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường.
Mặc dù đặt kỳ vọng lớn vào sự "giải cứu"thị trường bất động sản của Chính phủ, song trong thời gian tới, các doanh nghiệp trước hết vẫn phải "tự cứu mình", tự giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra do dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp thông báo mất khả năng thanh toán các lô trái phiếu và đề nghị được hoãn, giãn nợ với lý do chưa thu xếp được nguồn vốn theo kế hoạch...
Bất động sản nhà ở năm 2023 vẫn chưa thể bùng nổ lại trên đường đua khi nguồn cung còn hạn chế và lực cầu kém khả quan…
Đây là nhận định của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra trong báo cáo chiến lược thị trường tháng 1/2023 vừa công bố.
Bộ Tài chính vừa tiếp tục phát đi các khuyến nghị liên quan đến hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Năm 2022 là năm có quy mô đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp khá lớn, trở thành phép thử đáng kể đầu tiên trong năng lực trả nợ của nhà phát hành.