Sức hấp dẫn và hệ luỵ của ngành thời trang nhanh

Nhiều người chọn thời trang nhanh vì "tiện, rẻ và bắt kịp xu hướng" tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều mối nguy hại cho môi trường...

Theo Boston Consulting Group (BCG), dựa trên nghiên cứu The Global Fashion Market (2022-2028) và Statista cho biết, thị trường ngành thời trang nhanh toàn cầu đã đạt gần 200 tỷ euro vào năm 2022, dự kiến sẽ vượt qua mốc 250 tỷ euro vào năm 2028, tức là hàng năm sẽ tăng khoảng 3,8%.

Với mức tăng trưởng nhanh chóng, ngành công nghiệp thời trang nhanh đã trở thành một phần không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Bên cạnh đó nó cũng gây những hệ lụy trong ngành công nghiệp này.

Sự đổi mới không ngừng của các thương hiệu

Ngành công nghiệp thời trang nhanh được sản xuất với số lượng lớn và thay đổi liên tục, nhằm chạy đua với các xu hướng mới. Thời trang nhanh trở nên phổ biến vì luôn có các mẫu mới quanh năm.

Vậy nên, những gã khổng lồ ngành thời trang nhanh đang chạy đua nhau về mẫu sản phẩm cũng như số lượng quần áo để phục vụ cho người tiêu dùng.

Theo tổ chức phi chính phủ Friends of the Earth, thương hiệu đến từ Trung Quốc, Shein có sẵn 470.000 mẫu trên trang web của hãng, đây là khối lượng sản phẩm khổng lồ so với các thương hiệu thời trang nhanh khác. Chẳng hạn như H&M chỉ có 25.000 mẫu.

Bên cạnh đó, số lượng mẫu có sẵn hàng ngày của Shein còn cao gấp 900 lần so với một nhà bán lẻ Pháp thông thường.

Giá rẻ

Gildas Minvielle, giám đốc của Viện Quan sát Kinh tế tại Viện Thời trang Pháp (IFM) cho biết, một đặc điểm hấp dẫn khác của ngành thời trang nhanh đó là giá cả phải chăng, với giá trung bình cho một sản phẩm là dưới 10 euro.

Giá của mỗi sản phẩm thấp như vậy bởi họ sử dụng lao động ở các quốc gia đang phát triển thông qua hình thức đặt nhà máy tại nước ngoài.

Chiến lược tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ

Sự xuất hiện quảng cáo rộng rãi của các thương hiệu cùng với giá cả hấp dẫn đã thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm ngày càng nhiều hơn, tiềm ẩn nguy cơ về tình trạng tiêu thụ quá mức. Trung bình mỗi người Pháp mua khoảng 9,5 kg vải và giày dép mỗi năm.

Mọi người có thể dễ dàng thấy được quảng cáo sản phẩm của các gã khổng lồ ngành thời trang nhanh ở bất cứ đâu trên mạng xã hội, những tuyến phố đông đúc người qua lại, trung tâm thương mại...

Chiến lược tiếp thị quảng cáo này đã khiến cho một số quan chức cấp cao không hài lòng. Trong một đề xuất luật được thảo luận, họ đang tìm cách cấm quảng cáo cho các sản phẩm và doanh nghiệp của xu hướng thời trang ngắn hạn này.

Gây hệ lụy đến môi trường

Một cuộc điều tra về rác thải của ngành công nghiệp thời trang cho thấy, các nước châu Âu đã bán hàng triệu tấn quần áo, trang phục cũ làm từ sợi nhựa tổng hợp sang các nước châu Phi và châu Á. Nhiều nước đã trở thành nơi tập kết rác thải bất hợp pháp của ngành công nghiệp thời trang nhanh và nay đối mặt những hậu quả không thể khắc phục vì ô nhiễm môi trường.

Theo hạ viện Pháp, Horizons Anne-Cécile Violland, ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành gây ô nhiễm nặng nề nhất: nó chiếm 10% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính" và "20% ô nhiễm nước trên toàn cầu được cho là do quá trình nhuộm và xử lý vải". Được biết, mỗi năm trên toàn cầu, có khoảng một trăm tỷ món đồ được bán và tạo ra bốn tỷ tấn CO2.

Hiệu ứng nhà kính sẽ khiến ô nhiễm môi trường và nguồn nước nghiêm trọng. Đó chính là những yếu tố dẫn đến nhiều bệnh tật và bệnh dịch phát tán tràn lan, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khỏe của con người.

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Lương Thị Như Trang

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.