Doanh nghiệp Việt và Nhật Bản hợp lực cùng chuyển đổi số

Hiệp hội chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản phấn đấu mục tiêu tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật đạt 1 tỷ USD.

FPT Japan cùng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tại Nhật Bản đã quyết định thành lập Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản (VADX Japan).

Động thái này xuất phát từ việc hai bên nhận thấy nhu cầu ủy thác phát triển phần mềm của Nhật Bản ước tính hơn 30 tỷ USD/năm, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đạt 6 - 7% thị phần (theo số liệu IPA).

VADX Japan phấn đấu sẽ đạt mục tiêu tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam tại Nhật đạt 150 tỷ yên (1 tỷ USD) vào năm 2025 và 1.000 tỷ yên (7 tỷ USD) năm 2033.

Bên cạnh đó, VADX Japan được kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối chiến lược, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ số, đồng thời tăng tốc và nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển đổi số.

VADX Japan sẽ tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ số tiên tiến cho các thành viên trong hiệp hội.

Bằng việc hợp lực, các thành viên trong VADX Japan sẽ có lợi thế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, xúc tiến đầu tư, thiết lập hợp tác với chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức Nhật Bản.

Việt Nam và Nhật Bản cùng chuyển đổi số
Việt Nam và Nhật Bản cùng chuyển đổi số - Ảnh: VA

Về phát triển nguồn lực, VADX Japan đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ hàng chục ngàn kỹ sư chất lượng cao tại Nhật và hàng trăm ngàn kỹ sư thành thạo tiếng Nhật tại Việt Nam.

Qua đó, VADX Japan sẽ góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt nhân lực của Nhật Bản - ước tính khoảng 789 nghìn người vào năm 2030 (theo METI - Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản).

"Đây là năm công nghệ sẽ quyết định tương lai và trật tự mới của thế giới, quyết định vận mệnh của dân tộc này hay dân tộc khác. Các thành viên của VADX Japan đang có một vị trí vô cùng quan trọng tại thời điểm bước ngoặt này để cùng góp phần thay đổi năng lực cạnh tranh, tạo một vị thế đặc biệt trên thế giới cho Việt Nam và Nhật Bản", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận định.

Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 10 doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 lao động, có thể kể đến như FPT, Rikkeisoft, VTI, NTQ, CMC... Tổng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp Nhật lên tới gần 500 doanh nghiệp.

Từ vai trò làm thuê ở các công đoạn đơn giản như lập trình và kiểm thử, tới nay các doanh nghiệp Việt đều đã có thể tham gia vào các giai đoạn từ nghiên cứu, thiết kế đến triển khai các dự án chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới như Cloud, Big Data, AI, Blockchain và VR/XR.

Chuyển đổi số song hành chuyển đổi xanh: Kinh nghiệm quốc tế

Tin liên quan

CMC đầu tư siêu trung tâm dữ liệu

CMC đầu tư siêu trung tâm dữ liệu

Với việc thành lập CMC ADI và triển khai dự án "siêu trung tâm dữ liệu", CMC dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng và đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao trong tương lai.
Vững vàng trước làn sóng thanh toán số

Vững vàng trước làn sóng thanh toán số

Ngoài tăng cường các biện pháp an ninh mạng và các cơ chế phát hiện rủi ro, doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro định kỳ, cập nhật về các phương thức tấn công mới cùng các quy định trong thanh toán số.
Cảnh giác chiêu thức mới của tội phạm công nghệ

Cảnh giác chiêu thức mới của tội phạm công nghệ

Theo phản ánh từ người dân và cơ quan chức năng, thời gian gần đây, những chiêu lừa đảo của tội phạm công nghệ đang ngày càng có xu hướng phát triển theo chiều sâu. Việc xây dựng hệ thống “kịch bản” đang được tội phạm nghiên cứu và tiến hành khiến cho người dân đối mặt nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của những chiêu trò tinh vi, chuyên nghiệp.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.