Malawi ứng dụng AI vào nông nghiệp

Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có tên “Ulangizi” (tạm dịch là “Lời khuyên”), việc làm nông tại Malawi đã trở nên thuận lợi hơn trước nhiều.

Theo The Japan Times, Ulangizi là ứng dụng AI do tổ chức phi chính phủ Opportunity International có trụ sở tại Chicago (Mỹ) phát triển và thực hiện thí điểm. Mục đích của Ulangizi là giải đáp thắc mắc cho nông dân hoặc chẩn đoán bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Ứng dụng này hiện hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội và AI như WhatsApp và ChatGPT, cũng như sổ tay hướng dẫn nông nghiệp bằng tiếng Anh của Chính phủ Malawi. Dù vậy, ở một số khu vực bản địa, lời khuyên từ ứng dụng được cung cấp bằng ngôn ngữ địa phương Chichewa.

Ông Greg Nelson, Giám đốc phụ trách công nghệ của Opportunity cho biết, ứng dụng này được lên ý tưởng sau khi nhóm của ông chứng kiến cơn bão Freddy tàn khốc “xé toạc” Malawi vào đầu năm 2023, khiến gần 100.000 người phải di dời, những cánh đồng ngập đầy nước và vụ đậu nành gần như bị phá hủy. “Chúng tôi đã thấy bão Freddy tàn phá nền kinh tế và hệ thống lương thực nhanh đến mức nào. Ứng dụng AI không những giúp người dân giải quyết hậu quả của cơn bão mà còn chuẩn bị ứng phó những sự kiện như vậy”, ông Nelson khẳng định.

Trong khi đó, Maron Galeta, 32 tuổi, một nông dân tham gia thử nghiệm trên ứng dụng Ulangizi cho biết, ứng dụng này giúp việc làm nông trở nên nhanh chóng hơn, giúp nông dân tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Trước đây, họ phải mất nhiều ngày để chờ nhân viên khuyến nông giải quyết mọi vấn đề mà họ gặp phải. Nhưng giờ chỉ cần nhấn nút, tất cả thông tin họ cần đều sẵn sàng.

Mặc dù AI ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp ở nhiều nước phát triển, nhưng sự xuất hiện của nó ở các quốc gia nghèo và đối với nông dân tự cung tự cấp là tương đối mới. Tại Malawi, nông nghiệp quy mô nhỏ cung cấp sinh kế cho hơn 80% trong số 21 triệu dân của đất nước. Do đó, việc ứng dụng AI vào nông nghiệp được kỳ vọng sẽ giúp người dân tăng năng suất trong trồng trọt, chăn nuôi.

Tin liên quan

Vững vàng trước làn sóng thanh toán số

Vững vàng trước làn sóng thanh toán số

Ngoài tăng cường các biện pháp an ninh mạng và các cơ chế phát hiện rủi ro, doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro định kỳ, cập nhật về các phương thức tấn công mới cùng các quy định trong thanh toán số.
Cảnh giác chiêu thức mới của tội phạm công nghệ

Cảnh giác chiêu thức mới của tội phạm công nghệ

Theo phản ánh từ người dân và cơ quan chức năng, thời gian gần đây, những chiêu lừa đảo của tội phạm công nghệ đang ngày càng có xu hướng phát triển theo chiều sâu. Việc xây dựng hệ thống “kịch bản” đang được tội phạm nghiên cứu và tiến hành khiến cho người dân đối mặt nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của những chiêu trò tinh vi, chuyên nghiệp.
Bảo vệ an toàn trên không gian mạng

Bảo vệ an toàn trên không gian mạng

Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương trên mạng xã hội, là đối tượng của nhiều hành vi gây mất an toàn như bắt nạt, làm nhục, bạo lực, dụ dỗ, lừa đảo, mua bán người... Những hành vi trên tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống, công tác, học tập của phụ nữ và trẻ em, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của họ. Chính vì vậy, việc cấp thiết hiện nay là chúng ta cần chung tay xây dựng, bảo vệ an toàn cho phụ nữ, trẻ em trên không gian mạng.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.