Sử dụng xe thì không thể tránh khỏi tình trạng xe bị trầy xước và theo năm tháng xe bạc màu. Do đó nhiều người mách nhau đi đánh bóng xe để khắc phục. Vậy có nên đánh bóng xe ôtô không?
Vì sao cần đánh bóng xe ô tô?
Đánh bóng xe ô tô giúp chiếc xe luôn giữ nguyên được vẻ đẹp như mới nhờ vào các loại chất đánh bóng khác nhau. Đánh bóng xe ô tô chuyên nghiệp không làm lớp sơn xe bị bong tróc hay ngả vàng. Phương pháp này tạo một lớp màng có thể bảo vệ giúp về mặt sơn xe được bền đẹp, sáng bóng và làm sạch các loại bụi bẩn lâu ngày.
Những vết xước do va quệt, vết xước xoáy, tình trạng sơn xe bị xỉn màu,... nếu không được xử lý sớm rất dễ làm oxy hoá lớp sơn màu bên trong. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn phá hỏng kết cấu sơn xe. Lúc này, chủ xe chỉ có thể sơn lại toàn bộ xe.
Do đó, sau thời gian sử dụng, chủ xe nên đưa xe đến các trung tâm dịch vụ chăm sóc ô tô hoặc tự thực hiện đánh bóng xe ô tô tại nhà.
Đánh bóng xe ô tô giúp chiếc xe luôn giữ nguyên được vẻ đẹp như mới nhờ vào các loại chất đánh bóng khác nhau
Những hiểu lầm khi đánh bóng xe ôtô thường gặp
Đánh bóng xe ôtô chỉ là một bước trong quy trình hiệu chỉnh sơn xe. Do vậy, nhiều chủ xe chưa hiểu hết về ý nghĩa và cơ chế của đánh bóng sơn. Những hiểu lầm khi đánh bóng xe ôtô thường gặp:
Đánh bóng sẽ xóa được 100% vết xước trên ôtô
Đánh bóng sẽ xoá được 100% vết xước trên ôtô với điều kiện xe có những vết xước nhỏ, vết xước mịn hoặc những vết xước lông mèo. Những vết xước này có đặc điểm chính là chưa ăn sâu vào lớp sơn màu của xe và chỉ nằm ở lớp sơn bóng.
Bề mặt sơn xe gồm 3 lớp sơn lần lượt là lớp sơn lót, lớp sơn màu và lớp sơn bóng. Thường những vết xước đều nằm ở lớp sơn bóng phía ngoài cùng trước khi ăn sâu vào các lớp sơn bên trong.
Đánh bóng xe ôtô không thể khắc phục được tình trạng vết xước đã vào sâu bên trong lớp sơn màu vì bản chất của đánh bóng chỉ là mài mòn vết xước để làm phẳng bề mặt sơn.
Đánh bóng ô tô càng nhiều càng tốt
Nhiều người nghĩ việc đánh bóng xe ôtô thường xuyên sẽ giúp xe lúc nào cũng trông như mới. Tuy nhiên, trong sáp đánh bóng chứa một lượng bột mài mòn nhất định.
Đánh bóng xe ôtô và phủ sáp là hai phương thức khác nhau
Lớp bột này có tác dụng bào mòn và làm phẳng các vết xước nhẹ trên lớp sơn bóng. Lạm dụng việc đánh bóng xe ôtô hoặc đánh bóng tại những địa chỉ kém uy tín, lớp sơn xe sẽ dần bị mài mòn và mất đi khả năng bảo vệ.
Do vậy, chủ phương tiện nên đánh bóng xe định kỳ, không nên tuỳ tiện trong việc đánh bóng xe để có thể giữ được độ bóng đẹp cho xe và bảo vệ lớp sơn gốc của xe.
Có thể dùng cana để đánh bóng
Cana là một hợp chất gồm rất nhiều hạt nhỏ liti có tác dụng mài mòn và làm mịn. Hợp chất này giống như giấy nhám và thường được sử dụng trong việc đánh bóng một số sản phẩm như giày, gỗ, nhựa,... Do đó, nhiều người đã tận dụng cana để đánh bóng xe ôtô vì chi phí rẻ.
Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm khi đánh bóng xe ôtô vì bản chất cana là xi phá thô với độ mịn khoảng 400. Độ thô của cana cao dễ làm mỏng sơn và làm hỏng lớp sơn bóng, mài sâu vào lớp sơn màu bên trong.
Cana được sản xuất không phải để đánh bóng xe ôtô. Do đó, sử dụng cana để đánh bóng xe sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường và không thể khắc phục được.
Để đánh bóng xe ôtô, người dùng nên sử dụng các loại pass chuyên dụng có độ mịn từ 4500 đến 7000. Độ mịn này mang đến độ đánh bóng cao và lớp sơn xe không bị mài mòn nhiều.
Xe phủ sáp thì không cần đánh bóng
Đánh bóng xe ôtô và phủ sáp là hai phương thức khác nhau. Phủ sáp là loại chất phủ lên lớp sơn bóng ngoài cùng để tăng cường độ bóng đẹp cho chiếc xe và bảo vệ sơn xe. Phương pháp này chỉ đem lại kết quả tức thì bởi sáp thường bay hơi khi gặp nhiệt độ cao nên không đảm bảo được độ bền. Phủ sáp thường được thực hiện khi mới mua xe hoặc sau khi đánh bóng khôi phục bề mặt sơn xe.
Đánh bóng xe ôtô sẽ mài mòn bề mặt sơn để loại bỏ các lớp bụi bẩn, vết xước và khôi phục lại vẻ đẹp bề mặt của sơn. Do đó, để bảo vệ nước sơn xe lâu dài, chủ xe nên đánh bóng bảo dưỡng sơn xe ôtô định kỳ.
Theo http://cartimes.tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-phu-tung-can-thay-the-dinh-ky-khi-bao-duong-xe-may-14171.htm