Kim ngạch xuất khẩu giảm, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp khắc phục tình trạng "mạnh ai nấy chạy"

Trong quý 1, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm trước và giảm ở cả khu vực doanh nghiệp trong nước lẫn khu vực doanh nghiệp FDI...

Và để chặn đứng tình trạng kim ngạch xuất khẩu giảm hiệp hội và các doanh nghiệp cần tập trung củng cố, khắc phục tình trạng "mạnh ai nấy chạy", "việc ai nấy làm", vô hình trung lại làm khó cho nhau.

Đó là quan điểm Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây.

Tại Hội nghị, đại diện của Bộ Công Thương thông tin, mặc dù đã đạt được những kết quả tương đối tích cực trong năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong các tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu quý I sụt giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm trước và giảm ở cả khu vực doanh nghiệp trong nước lẫn khu vực doanh nghiệp FDI; Xuất khẩu sang các khu vực, thị trường cũng đều sụt giảm, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường châu Mỹ, châu Âu. Về nhóm hàng xuất khẩu thì giảm mạnh ở nhóm các mặt hàng công nghiệp chế biến, nhất là các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng.

xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, nguyên nhân của tình trạng nêu trên có cả khách quan và chủ quan. Trong đó, tổng cầu trên phạm vi toàn thế giới giảm do lạm phát, do suy thoái, do tăng cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác là chi phí đầu vào, giá nguyên vật liệu, lãi suất tăng cao, tiếp cận vốn khó, nhân lực thiếu, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Cùng với đó là một số cơ chế chính sách còn bất cập và chồng chéo, thiếu sự gắn bó hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giữa các hiệp hội ngành hàng với nhau… Chưa kể chất lượng sản phẩm còn thiếu ổn định, doanh nghiệp và người sản xuất còn chậm đối mới cả về quản trị và công nghệ; chậm chuyển đổi sản xuất sang xuất khẩu chính ngạch…, Bộ trưởng Bộ Công Thương nói.

Do đó, để chặn đà giảm của kim ngạch xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, thực hiện các chủ trương, quan điểm, cơ chế chính sách nhà nước đang có để khai thác các thị trường mà nước ta đang là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, từ thực tiễn hoạt động của mình, khẩn trương kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước, với các Bộ, ngành và địa phương sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những cơ chế chính sách phù hợp, khả thi.

Chú trọng nghiên cứu luật pháp quốc tế, luật pháp của nước sở tại để làm tốt chức năng phòng vệ thương mại trong các vụ việc có tranh chấp giữa các doanh nghiệp với các đối tác, nhất là đối tác nước ngoài. Đồng thời tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ứng phó và vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu để có thể xuất được nhiều hơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương khuyến nghị.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu cần mạnh mẽ tái cơ cấu doanh nghiệp trong các khâu quản trị, tổ chức sản xuất, tiết giảm chi phí. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu bền vững.

Đặc biệt, hiệp hội và các doanh nghiệp cần tập trung củng cố, khắc phục tình trạng "mạnh ai nấy chạy", "việc ai nấy làm", vô hình trung lại làm khó cho nhau. “Phải quán triệt phương châm “đi buôn có bạn, đi bán có phường”, “muốn đi nhanh thì cứ đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Với cách này, các hiệp hội cần phải xốc lại trong mối quan hệ của mình, xốc lại trong mối quan hệ với các hiệp hội bạn, mối quan hệ giữa hiệp hội với doanh nghiệp, và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp”, ông Diên đưa ra lời đề nghị.

Tin liên quan

Việt Nam và Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Việt Nam và Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Việc ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út không chỉ làm sâu sắc thêm quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mà còn góp phần kiện toàn khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp các nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.