Các quỹ ETF rút ròng hơn 1.823 tỷ đồng, đồng loạt báo hiệu suất âm trong tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, các ETF Việt Nam tiếp tục ghi nhận vốn rút ròng hơn 1.823 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng...

Số liệu từ báo cáo mới công bố của nhóm phân tích đến từ Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, vốn ngoại tiếp tục rút ròng mạnh tại các quỹ ETF Việt Nam. Cụ thể, các ETF Việt Nam tiếp tục ghi nhận vốn rút ròng hơn 1.823 tỷ đồng trong tháng 4. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng.

Dòng vốn ETF bị rút ròng trong tháng 4/2024 chủ yếu đến từ việc bị rút ròng hơn 781,3 tỷ đồng của quỹ DCVFMVN Diamond ETF; 567,6 tỷ đồng quỹ SSIAM VNFIN Lead ETF bị rút ròng, quỹ Xtrackers FTSE Vietnam ETF bị rút ròng hơn 408 tỷ đồng và quỹ DCVFMVN VN30 ETF bị rút 195,8 tỷ đồng.

Các quỹ bị rút ròng ít hơn lần lượt là Premia MSCI Vietnam ETF với 74,2 tỷ đồng; quỹ SSIAM VNX50 ETF bị rút ròng 27,5 tỷ đồng và quỹ Mirae Asset VN30 ETF bị rút ròng 1,4 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, quỹ KIM Growth VN30 ETF và quỹ Fubon FTSE Vietnam ghi nhận dòng vốn vào ròng tương ứng là 176,8 tỷ đồng và 54,3 tỷ đồng. Ngoài ra, quỹ SSIAM VN30 ETF hút ròng 1,5 tỷ đồng.

vn2-7865.png

Tính chung 4 tháng đầu năm, DCVFMVN Diamond ETF bị rút ròng nhiều nhất gần 5.000 tỷ chiếm 63% tổng giá trị vốn bị rút ròng từ đầu năm; tiếp theo là SSIAM VNFIN Lead ETF bị rút ròng 1.079 tỷ đồng; Xtrackers FTSE Vietnam ETF bị rút ròng 1.013 tỷ đồng; Fubon FTSE bị rút 694 tỷ đồng.

Trong khi đó, KIM Growth VN30 ETF hút ròng nhiều nhất 176 tỷ đồng.

Về hiệu đầu tư, hầu hết các quỹ ghi nhận hiệu suất âm nặng trong tháng 4 vừa qua. Trong đó, VanEck Vectors ghi nhận âm 8,92%; Xtrackers FTSE Vietnam ETF âm 8,75%; Premial MSCI âm 8,46%; Fubon âm 8,26%. Bình quân các quỹ ETf ghi nhận âm 8% trong tháng 4.

Đối với các quỹ chủ động, ba tuần cuối của tháng 4, chỉ số chứng khoán Việt Nam đã trải qua một đợt sụt giảm mạnh với mức giảm 8,5%. Đồng thời, đồng Việt Nam đã suy yếu 2,6% so với đồng đô la Mỹ. Danh mục của PYN Elite cũng đã giảm 9,5% trong suốt ba tuần này. Như vậy, với mức sụt giảm trên quỹ đã đánh mất thành quả của suốt hai tháng vừa qua, hiệu suất từ đầu năm giảm từ 15% xuống còn 5,85% tính đến thời điểm hiện tại.

Các quỹ ETF rút ròng hơn 1.823 tỷ đồng, đồng loạt báo hiệu suất âm trong tháng 4/2024 2

Nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng trong tháng 4/2024 với giá trị bán ròng là hơn 5.315 tỷ đồng. Tổng giá trị bán ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.979 tỷ đồng.

Trong tháng 4/2024 nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 5.990 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 102 tỷ đồng trên sàn UPCoM, trong khi mua ròng hơn 777 tỷ đồng trên sàn HNX. Những mã được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhiều nhất bao gồm MWG, PVS, MBB, SBT và HPG.

Ở chiều ngược lại, các mã bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất là các mã VHM, chứng chỉ quỹ FUEVFVND, MSN, chứng chỉ quỹ FUESSVFL và VIC.

Cũng nhờ giao dịch tích cực trong tháng 4, MWG cũng đã vươn lên trở thành cổ phiếu được khối ngoại gom nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm. Cổ phiếu MWG đã dậy sóng khi hé lộ danh tính bên mua 5% vốn Bách Hoá Xanh. Với lực mua vào lớn, cổ phiếu MWG sắp kín room trở lại. Từ mức hở room gần 5% (tương ứng hơn 70 triệu cổ phiếu free float), hiện room ngoại tại cổ phiếu Thế giới Di động chỉ còn hơn 1%.

Kế đến là hai cổ phiếu đến từ công ty bảo hiểm gồm BHI và AIC. Cổ phiếu cả hai doanh nghiệp này đều được DB Insurance Co., Ltd - doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn hàng đầu của Hàn Quốc mua lại thông qua hình thức thoả thuận. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Bảo hiểm Sài gòn - Hà Nội và Bảo hiểm Hàng Không đều là 75%. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa tổ chức cuối tháng 4, đại diện do cổ đông ngoại cũng đã bước chân vào Hội đồng quản trị của cả hai doanh nghiệp.

Đề xuất 2 phương án về thời điểm trích lập dự phòng rủi ro

Đề xuất 2 phương án về thời điểm trích lập dự phòng rủi ro

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.
Hệ thống chứng khoán lại “lỡ hẹn”

Hệ thống chứng khoán lại “lỡ hẹn”

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), cho rằng, chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE về việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành chính thức từ ngày 2/5/2024. Đây là lần thứ 8 hệ thống này bị rời lịch vận hành (7 lần trước gồm năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023).
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.