Đề xuất 2 phương án về thời điểm trích lập dự phòng rủi ro

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.
to chuc tin dung
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro

Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với: a) Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô; b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này khi đáp ứng điều kiện trong 03 (ba) năm tài chính gần nhất trước thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổng số tiền dự phòng cụ thể hằng năm được xác định theo chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài dự kiến áp dụng không thấp hơn tổng số tiền trích lập dự phòng cụ thể hằng năm thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài, căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, trường hợp Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thực tế tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định này.

Mức trích lập dự phòng cụ thể

Dự thảo Nghị định quy định, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau: 

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%; Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%; Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô như sau: 

Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 2%; Nhóm 3: 25%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Mức trích lập dự phòng chung

Dự thảo Nghị định nêu rõ, đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây:

Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Khoản mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước.

Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng

Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của kỳ kế toán trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu.

Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của kỳ kế toán trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng

Phương án 1:

Trong 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản (*), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ kết quả tự phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.

Trong 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu tiên của quý, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, căn cứ kết quả phân loại nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cung cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề (*).

Phương án 2:

Trong 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề căn cứ nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn giữa:

Nhóm nợ theo kết quả tự phân loại nợ cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và

Nhóm nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cung cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất.

Trong 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu tiên của quý, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ kết quả phân loại nợ đã được điều chỉnh theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.

Trong 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả tự phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.

Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở pháp điển các nội dung quy định tại Thông tư 11, Thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/10/2010 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ (Thông tư 15/2010/TT-NHNN) và Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung) (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN). Đồng thời, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung để đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật các TCTD 2024 và xử lý được một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Nghị định này quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm.

Hệ thống chứng khoán lại “lỡ hẹn”

Hệ thống chứng khoán lại “lỡ hẹn”

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), cho rằng, chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE về việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành chính thức từ ngày 2/5/2024. Đây là lần thứ 8 hệ thống này bị rời lịch vận hành (7 lần trước gồm năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023).
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Lương Thị Như Trang

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.