TTC AgriS (SBT): Phó Chủ tịch dự chi ít nhất 300 tỷ đồng để mua thêm 21 triệu cổ phiếu

Doanh nghiệp đường lớn nhất Việt Nam - TTC AgriS (mã cổ phiếu SBT) vừa có thông báo về việc bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị đăng ký mua thêm 21 triệu cổ phiếu SBT.

TTC AgriS SBT : Phó Chủ tịch dự chi ít nhất 300 tỷ đồng để mua thêm 21 triệu cổ phiếu

Bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch HĐQT TTC AgriS phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ 2022/2023.

Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, mã cổ phiếu SBT - sàn HoSE) vừa có thông báo về việc bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị TTC AgriS dự kiến nhận chuyển nhượng hơn 21,6 triệu cổ phiếu SBT từ Quỹ Deutsche Investitions-und Entwicklungsgesellschaft mbH (DEG) thuộc Tập đoàn KFW của Đức. Giao dịch sẽ diễn ra từ ngày 06/12 đến 29/12/2023.

Bà Đặng Huỳnh Ức My cho biết, thương vụ trên là nhằm “tăng tỷ lệ sở hữu” tại TTC AgriS. Nếu giao dịch diễn ra thành công, Phó Chủ tịch TTC AgriS sẽ sở hữu tổng cộng 144,97 triệu cổ phiếu SBT, tương đương 19,02% vốn điều lệ TTC AgriS. Giá trị giao dịch của thương vụ trên hiện chưa được tiết lộ.

Kết thúc ngày 1/12, thị giá cổ phiếu SBT đạt 13.900 đồng/cổ phiếu. Tạm ước tính theo mức giá này, bà Đặng Huỳnh Ức My có thể phải chi ra 300,2 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

TTC AgriS SBT : Phó Chủ tịch dự chi ít nhất 300 tỷ đồng để mua thêm 21 triệu cổ phiếu 2

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu SBT của TTC AgriS từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Tính đến cuối tháng 9/2023, TTC AgriS có 18 công ty con trực tiếp, 12 công ty con gián tiếp và 4 công ty liên kết, hoạt động trong các lĩnh vực trồng mía, sản xuất và kinh doanh đường và các sản phẩm sau đường, sản xuất điện… tạo thành chuỗi giá trị mía đường khép kín, có tổng sản lượng đường đạt trên 1 triệu tấn/năm, và chiếm 46% thị phần đường nội địa.

Đặc biệt, doanh nghiệp này đang nắm giữ quỹ đất nông nghiệp lên tới 68.000 ha tại 4 quốc gia, gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, và Australia, giúp tự chủ được 52% nhu cầu nguyên liệu.

Xét về kết quả kinh doanh, trong quý 1 niên độ 2023/2024 (tương đương quý 3/2023), TTC AgriS ghi nhận doanh thu đạt 6.366 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ niên độ trước, nhưng lãi ròng chỉ đạt 217 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ niên độ trước. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí lãi vay trong kỳ đã tăng gần gấp đôi. Chi phí lãi vay cũng là nguyên nhân “bào mòn” lợi nhuận của công ty này trong cả niên độ trước.

Hiện TTC AgriS đang tích cực tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm phụ thuộc vào nợ vay. Trong đó, doanh nghiệp này vừa thông qua kế hoạch chào bán hơn 148 triệu cổ phiếu SBT cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền mua được ấn định ở mức 5:1, tương đương cổ đông sở hữu 05 cổ phiếu SBT sẽ có quyền mua 01 cổ phiếu mới.

Nếu đợt chào bán trên diễn ra thành công, TTC AgriS có thể thu về hơn 1.777 tỷ đồng và vốn điều lệ của công ty này sẽ tăng lên gần 8.900 tỷ đồng. TTC AgriS cho biết thời gian dự kiến thực hiện đợt chào bán là trước ngày 31/12/2024 và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Bên cạnh đó, TTC AgriS sẽ tiến hành cổ phần hoá, niêm yết/tái niêm yết các công ty con, công ty liên kết trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh định vị thương hiệu TTC Agris trên thị trường toàn cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn từ nhà đầu tư trong, ngoài nước. TTC AgriS hiện đặt mục tiêu nâng doanh thu từ mức 24.700 tỷ đồng của niên vụ 2022/2023 lên mức 60.000 tỷ đồng vào năm 2030.

Bất động sản chưa 'tan băng', khoảng 100 doanh nghiệp chậm thanh toán lãi, gốc trái phiếu

Bất động sản chưa 'tan băng', khoảng 100 doanh nghiệp chậm thanh toán lãi, gốc trái phiếu

Tính đến ngày 21/11, có khoảng 100 doanh nghiệp thông báo về việc chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. MBS ước tính, tổng giá trị trái phiếu chậm các nghĩa vụ thanh toán vào khoảng 192 nghìn tỷ đồng, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả…

Cửa sống cho doanh nghiệp kiệt quệ nguồn tiền

Cửa sống cho doanh nghiệp kiệt quệ nguồn tiền

Không phải các chính sách tiền tệ hay mở hạn mức tín dụng ngân hàng, các chính sách tài khóa, giảm thuế, phí và tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý mới là giải pháp hữu hiệu nhất, cứu các doanh nghiệp đang kiệt quệ nguồn tiền.

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.