Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

Hướng tới mục tiêu nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ , đáp ứng tuân thủ đúng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu tất cả giao dịch tài chính trực tuyến có giá trị trên 10 triệu đồng/giao dịch, hoặc hạn mức giao dịch vượt quá 20 triệu đồng/ngày kể từ ngày 1/7/2024 phải xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học khớp đúng với dữ liệu được lưu trong căn cước công dân (CCCD) gắn chip của khách hàng do cơ quan công an cấp.

Thời gian gần đây, khi số lượng các vụ gian lận và lừa đảo giao dịch trực tuyến ngày tăng với các thủ đoạn tinh vi, khó lường, việc triển khai giải pháp bảo đảm an toàn, nâng cao tính bảo mật trong thanh toán trực tuyến được xem là hoàn toàn cần thiết. 

Trên cơ sở này, một số ngân hàng đã chủ động tiến hành xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, hỗ trợ khách hàng nhận diện sinh trắc học, đơn giản hóa quy trình định danh, đáp ứng yêu cầu của NHNN.

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến
Nhiều ngân hàng chủ động hoàn thiện nền tảng công nghệ, hỗ trợ khách hàng nhận diện sinh trắc học, đáp ứng yêu cầu của NHNN. Ảnh: PVcomBank

Tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), dữ liệu sinh trắc học của khách hàng mở mới tài khoản qua hình thức trực tuyến (eKYC) sẽ được đối chiếu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 

Thời điểm hiện tại, PVcomBank đảm bảo 100% giao dịch tài chính trực tuyến qua kênh internet banking/mobile banking của khách hàng đều áp dụng phương thức xác thực bằng smart OTP an toàn, hạn chế rủi ro. Song song với đó, ngân hàng cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, sẵn sàng tuân thủ theo Quyết định 2345 của NHNN.

Cụ thể, từ ngày 01/07, khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến có giá trị trên 10 triệu đồng/giao dịch, hoặc hạn mức vượt quá 20 triệu đồng/ngày trên ứng dụng ngân hàng số PVConnect, sẽ phải xác thực sinh trắc học.

 Để đăng ký dữ liệu sinh trắc học từ căn cước công dân gắn chip và đối chiếu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khách hàng cần sử dụng các thiết bị di động có tính năng NFC (công nghệ giao tiếp trường gần). Ngoài ra khi thực hiện giao dịch đầu tiên trên thiết bị mới cài đặt ứng dụng ngân hàng, khách hàng cũng cần thực hiện xác thực bằng sinh trắc học.

Trong trường hợp phát sinh nhu cầu giao dịch tài chính có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, hoặc hạn mức vượt quá 20 triệu đồng/ngày nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký dữ liệu sinh trắc học trước thời điểm ngày 1/7, khách hàng vẫn có thể thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch của PVcomBank trên toàn quốc. 

Tuy nhiên, để thuận tiện trong giao dịch và đảm bảo an toàn, các khách hàng nên sớm hoàn thiện việc cập nhật thông tin định danh sinh trắc học bằng căn cước công dân gắn chip lên hệ thống cơ sở dữ liệu.

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến 1
Hệ thống của PVcomBank sẵn sàng kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua ứng dụng ngân hàng số PVConnect. Ảnh: PVcomBank

Đại diện PVcomBank cho biết, “Thời điểm hiện tại, hệ thống hạ tầng công nghệ của PVcomBank đang ở những bước cuối cùng trước khi hoàn thiện công cụ hỗ trợ khách hàng đăng ký phương thức xác thực sinh trắc học khớp đúng với dữ liệu được lưu trong căn cước công dân (CCCD) gắn chip của khách hàng do cơ quan công an cấp. Mọi thao tác có thể thực hiện trên ứng dụng PVConnect”.

Là phiên bản ngân hàng số hoàn toàn mới, hiện đại với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, PVConnect không chỉ được nâng cấp, hoàn thiện về hệ thống trong thời gian ngắn nhất nhằm hỗ trợ các khách hàng xác thực danh tính bằng căn cước công dân gắn chip với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch tài chính đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Được thiết kế với tính ứng dụng cao, PVConnect mang đến tốc độ trải nghiệm mượt mà hơn cho khách hàng, tạo sự gần gũi và thân thiện, cho phép người dùng dễ dàng kích hoạt, sử dụng trọn vẹn các tiện ích, tính năng và hưởng thụ hệ sinh thái đa dạng về sản phẩm, dịch vụ tài chính của PVcomBank. 

Đây cũng là bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số toàn diện tại ngân hàng, hướng đến mục tiêu đưa PVcomBank trở thành một định chế tài chính hiện đại, đa dạng giải pháp tài chính cho người dân.       

Nhiều ưu đãi khi chuyển tiền quốc tế tại PVcomBank

Tin liên quan

Chăm lo “tinh thần” cho học sinh miền núi

Chăm lo “tinh thần” cho học sinh miền núi

Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Dù còn nhiều khó khăn, điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh còn hạn chế, nhưng mô hình lớp học tham vấn tâm lý học đường đã được triển khai và nhân rộng từ 6 năm nay.
Hỗ trợ phương tiện sinh kế cho người khuyết tật

Hỗ trợ phương tiện sinh kế cho người khuyết tật

Thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, TP Đà Nẵng đã và đang thực hiện nhiều chính sách trợ giúp người khuyết tật về sinh kế, vay vốn, việc làm, học nghề, qua đó, tạo điều kiện, cơ hội để nhóm người yếu thế phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, tự tin vươn lên khẳng định bản thân.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng. Cô gái GenZ nói chức vụ không làm khó mình, ngược lại, đó là một hành trình học hỏi.
Mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm

Mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm

Bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP Đà Nẵng thời gian qua đang có nhiều hiệu quả khi ứng dụng được các mô hình mới vào thực tiễn. Qua đó, nâng cao được trách nhiệm của đơn vị sản xuất cũng như ý thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm sử dụng.
Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt

Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt

Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS và cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia (bao gồm lĩnh vực thoát nước). Theo đó sẽ có hệ thống bản đồ ngập lụt tương ứng với các “kịch bản mưa” với đầy đủ thông tin vị trí điểm úng ngập, mức độ ngập, phương án phân luồng cho người dân.
Nghịch lý “rác thực phẩm”

Nghịch lý “rác thực phẩm”

Khoảng một phần năm lượng thực phẩm được sản xuất trên thế giới bị vứt bỏ, trong khi hàng trăm triệu người vẫn sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Thông tin từ báo cáo mới nhất của LHQ tiếp tục gióng hồi chuông báo động về tình trạng lãng phí lương thực, thực phẩm trên toàn cầu.
Hãy thông minh và tự trọng khi dùng AI trong dịch thuật

Hãy thông minh và tự trọng khi dùng AI trong dịch thuật

Tại cuộc tọa đàm “AI và dịch sách” ngày 4/5 tại Ngôi nhà Ý (Hà Nội), độc giả và các diễn gia đã bàn luận sôi nổi về vai trò và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành dịch thuật. Tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện “Những ngày Văn học châu Âu” diễn ra từ ngày 4 đến ngày 19/5.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.