Văn phòng số tích hợp hợp đồng điện tử, chữ ký số

Sự ra đời của hệ thống xác thực hợp đồng điện tử sẽ trang bị thêm một lớp bảo mật vững chắc cho các tài liệu được ký số, đồng thời kỳ vọng tạo ra lực đẩy mạnh mẽ cho việc áp dụng rộng rãi hình thức này.

Tích hợp hợp đồng điện tử, chữ ký số đang dần trở thành xu thế an toàn và minh bạch trong kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Nhận thức được tiềm năng trên, mới đây tại Hà Nội, 1C Việt Nam phối hợp cùng CMC Technology & Solution, CMC Cyber Security và Cục Kinh tế số Bộ Công thương tổ chức Webinar "Thực thi luật giao dịch điện tử: Bứt tốc vận hành cùng chiến lược chữ ký số và Hợp đồng điện tử an toàn". 

Sự kiện có sự tham dự của hàng trăm khách mời là các đại diện doanh nghiệp, pháp chế tham gia qua hình thức trực tuyến và trực tiếp tại văn phòng của 1C Việt Nam.

Văn phòng số tích hợp hợp đồng điện tử, chữ ký số
Các diễn giả tham dự buổi hội thảo tại Văn phòng 1C Việt Nam. Ảnh: 1C Việt Nam

Tại hội thảo, Giải pháp Văn phòng số 1C: Document Management đã thể hiện được những tính năng vượt trội về bảo mật và tính xác thực trong lĩnh vực này. Giải pháp được kỳ vọng sẽ thúc đẩy niềm tin của doanh nghiệp Việt đối với hợp đồng điện tử.

Hợp đồng điện tử với những ưu điểm như: hiệu quả giao kết không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, các bên có thể hoàn thành ký kết ngay... nên đang dần được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên toàn quốc.

Hợp đồng điện tử: nâng tầm bảo mật, minh bạch và xác thực dữ liệu

Hợp đồng điện tử từ lâu đã được công nhận có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng giấy theo các quy định như: Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Nghị định số 130/2018 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. 

Việc Bộ Công Thương ra mắt hệ thống xác thực hợp đồng điện tử đánh dấu một bước tiến mới, mang đến sự bảo đảm vững chắc hơn cho các giao dịch điện tử.

Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, hệ thống này sẽ cung cấp thêm lớp bảo mật cho các hợp đồng điện tử, giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân yên tâm khi thực hiện giao dịch từ xa. 

Nhờ có hệ thống xác thực, tính toàn vẹn và chống chối bỏ nội dung hợp đồng được đảm bảo tuyệt đối với chữ ký số, dấu thời gian và chữ ký số của Bộ Công Thương. Nhờ đó, các bên liên quan có thể dễ dàng tra cứu và xác thực tính chính xác của tài liệu sau khi ký kết bất kỳ lúc nào.

Cũng theo ông Đức Anh, tính hợp lệ của hợp đồng điện tử dựa trên hai điều kiện kiên quyết là “Khả năng xác minh danh tính của chủ thể ký” và “Ứng dụng chữ ký số và chống giả mạo nội dung hợp đồng”. Đây là hai điều kiện không thể thiếu để tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử xác nhận chứng thực đối với một hợp đồng điện tử. 

So với hợp đồng điện tử không được chứng thực, những hợp đồng được chứng thực bởi CECA và Bộ Công Thương mang lại lợi ích cao cho doanh nghiệp.

Vào năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 18/CT-TTg về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ. Chính sách này đã và đang thúc đẩy việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ cho phát triển thương mại điện tử, ứng dụng hợp đồng điện tử và đảm bảo an ninh tiền tệ tại Việt Nam.

Văn phòng số tích hợp hợp đồng điện tử, chữ ký số 1
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: 1C Việt Nam

Ông Đỗ Quang Yên, Giám đốc Trung tâm giải pháp C-Suite - CMC Technology & Solution chia sẻ: “Trục chứng thực quốc gia được xây dựng, đảm bảo tính xác thực và an toàn cho các giao dịch điện tử. Các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép và chứng thực.”

C-Contract sử dụng công cụ kết hợp logic tiên tiến, đảm bảo an toàn cho chữ ký số và chữ ký điện tử. C-Contract tích hợp với DocuSign, nền tảng ký hợp đồng điện tử hàng đầu thế giới, giúp người dùng dễ dàng tạo, ký và quản lý hợp đồng. Quy trình chữ ký số được thiết kế đảm bảo tính nguyên vẹn và bảo mật cho tài liệu. 

Bộ Thông tin và truyền thông quản lý trục Hợp đồng điện tử quốc gia, kiểm tra tính hợp lệ của hợp đồng và chữ ký số.

Chia sẻ về quy trình cấp và sử dụng chữ ký số C-Contrac, ông Hoàng Bảo Ngọc, Giám đốc kinh doanh dịch vụ chữ ký số - CMC Cyber Security cho rằng: “Để đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng điện tử, cần thực hiện ký chéo giữa các bên tham gia. CMC là đơn vị kiểm soát chữ ký số uy tín, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ kỹ lưỡng với Bộ Thông tin và truyền thông. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ đăng ký kinh doanh và thông tin đăng ký pháp luật để được cấp chữ ký số”.

Trên thực tế, CMC Cyber Security đang áp dụng quy trình cấp chữ ký số rất chặt chẽ để đảm bảo tính pháp lý và an toàn cho người sử dụng với mục tiêu là giúp doanh nghiệp triển khai chữ ký số thuận tiện, giao dịch nhanh chóng và tận dụng tối đa lợi ích của chữ ký số quốc gia.

Ông Trần Hoàng Đức, chuyên gia giải pháp văn phòng số - 1C Việt Nam cũng khẳng định về tiềm năng và lợi ích của hợp đồng điện tử. Ông Đức cho biết, 1C Việt Nam đã triển khai thành công cho nhiều khách hàng sử dụng văn phòng số có nhu cầu sử dụng hợp đồng điện tử và chữ ký số. Việc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép và ghi nhận chứng thực hợp đồng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro pháp lý.

Với khả năng của mình, 1C Việt Nam luôn sẵn sàng tích hợp các giải pháp để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng có nhu cầu triển khai hợp đồng điện tử tích xanh, đảm bảo quy trình ký kết hợp đồng an toàn, hiệu quả và hợp pháp. 

Được biết, hợp đồng điện tử tích xanh là các hợp đồng điện tử được thực hiện trên nền tảng quản lý hợp đồng điện tử của các tổ chức chứng thực (CeCA) đã được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, được ghi nhận bởi Bộ Công Thương và các bộ, ban, ngành liên quan. 

Tin liên quan

Ứng dụng Gen AI vào ví điện tử

Ứng dụng Gen AI vào ví điện tử

Không chỉ bắt kịp xu thế tất yếu về bùng nổ mã QR, MoMo còn liên tục ứng dụng công nghệ Gen AI (General AI - công nghệ AI tổng quát) để liên tục cải tiến mã QR nhận tiền của người dùng.
Tác động của ChatGPT tới giáo dục

Tác động của ChatGPT tới giáo dục

ChatGPT là công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) phổ biến được Công ty công nghệ OpenAI phát hành năm 2022, gây tranh cãi trong cộng đồng giáo dục đại học. Một số nhà giáo dục cảnh báo về khả năng chatbot ChatGPT sẽ thay đổi hoàn toàn giới học thuật theo hai hướng tích cực và tiêu cực (gian lận trong học tập, ảnh hưởng đến quá trình phát triển tư duy của người học, giảm tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học).
OpenAI ngăn AI phát tán tin giả

OpenAI ngăn AI phát tán tin giả

Công ty OpenAI sở hữu ứng dụng ChatGPT mới đây thông báo đã ngăn chặn một số hành vi tìm cách sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty này để thực hiện "hoạt động lừa gạt" trên không gian mạng.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.