Cầu vượt thi công bỏ dở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng, rác thải... ngay trên đại lộ nghìn tỷ, gây mất mỹ quan đô thị.
Cầu vượt thi công bỏ dở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng, rác thải... ngay trên đại lộ nghìn tỷ, gây mất mỹ quan đô thị.
Đại lộ Chu Văn An, nay được gọi là đường Phạm Tu (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là đường nối Vành đai 3 đi Phúc La (quận Hà Đông). Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng.
Cận cảnh cầu vượt bị "bỏ ngỏ" giữa đại lộ Chu Văn An
Tuyến đường có chiều dài 2,5km với điểm đầu giao với đường Vành đai 3, điểm cuối nối với đường 70. Đường được thiết kế với 10 làn xe, trong đó có 6 làn xe ô tô, 4 làn xe gắn máy và xe thô sơ. Mặt cắt ngang đường rộng 53,5m với 2 làn xe thô sơ rộng 7m, 2 làn xe cơ giới rộng 11,25m, dải phân cách giữa 3m.
Nhiều phương tiện nối đuôi nhau nhau tại "điểm nóng" ngã 3 đại lộ Chu Văn An - đường 70 và ngã 3 đường Phúc La - đường 70
Tuy đã thông xe được gần 4 năm nhưng hạng mục cầu vượt từ đường Phạm Tu sang đường Phúc La, giao với đường 70 vẫn còn dang dở, đình trệ nhiều năm, công trường bụi bặm, ngổn ngang vật liệu, các hạng mục xuống cấp theo thời gian.
Cốt thép rỉ sét lởm chởm như chông sau nhiều năm chờ đợi thi công
Được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do vướng giải phóng mặt bằng, vẫn còn 2/3 trên tổng số 98 hộ dân chưa di dời ra khỏi khu vực thi công dự án.
Hiện tại, cầu vượt thi công bỏ dở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng, rác thải... ngay trên đại lộ nghìn tỷ.
Phế thải xây dựng bị vứt bừa bãi trên mặt cầu
Phía dưới trụ cầu, rác sinh hoạt và phế liệu xây dựng chất thành đống
Công trình cầu vượt trên đại lộ Chu Văn An bị bỏ hoang không chỉ gây lãng phí mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, gây mất mỹ quan đô thị.
Nhiều hạng mục công trình xuống cấp theo thời gian
Dự án đại lộ Chu Văn An được UBND TP Hà Nội phê duyệt theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng) vào tháng 4/2011 với tổng mức đầu tư là gần 1.500 tỷ đồng.
Dự án được giao cho CTCP Bitexco làm chủ đầu tư và bắt đầu triển khai năm 2014. Đến năm 2020, Hà Nội cho phép thông xe đại lộ Chu Văn An, tuy nhiên, sau gần 4 năm hoạt động tuyến đường này đang trở nên nhếch nhác, mất an toàn, hạng mục cầu vượt dừng thi công…
Phương Uyên