Kiểm toán nhà nước cho biết hiện vẫn chưa thu được 67.000 tỷ đồng liên quan đến các kết luận, kiến nghị thời kỳ trước.
Thông tin tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, có bốn nhóm nguyên nhân khiến chưa thu được 67 nghìn tỷ đồng về ngân sách.
Trong đó nhóm nguyên nhân thuộc về đơn vị được kiểm toán chiếm gần 60%, thuộc bên thứ ba 24%, nhóm nguyên nhân khác chiếm 16% và nhóm nguyên nhân của Kiểm toán nhà nước chiếm 0,4%.
Đối với nguyên nhân xuất phát từ các đơn vị được kiểm toán, ông Tuấn đánh giá, lý do thứ nhất thuộc về ý thức trách nhiệm đơn vị chưa tổ chức triển khai, thực hiện. Ngoài ra cũng có nguyên nhân khách quan do đơn vị khó khăn về tài chính, do đợi hướng dẫn của cấp trên, thậm chí có những đơn vị được kiến nghị đã giải thể, phá sản nhưng vẫn phải theo dõi.
Đề cập tới giải pháp đẩy nhanh thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán còn nợ đọng, ông Tuấn nhấn mạnh về Nghị quyết 74/2022 của Quốc hội có quy định rất rõ do sáu nhóm nguyên nhân: Ý thức trách nhiệm; trình độ, năng lực; đùn đẩy, sợ trách nhiệm; vai trò người đứng đầu và công tác phối hợp.
Riêng về vai trò của Kiểm toán nhà nước, ông Tuấn khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc để thực hiện nhanh hơn, tốt hơn các kết luận, kiến nghị liên quan.
Về nhóm nguyên nhân do bên thứ ba, theo Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi, nguyên nhân của bên thứ ba chiếm khoảng 24%. Trong đó, nguyên nhân thứ nhất là do chờ phê duyệt của cấp trên, chờ hướng dẫn. Lý do thứ hai là do nhà thầu cố tình chây ỳ hoặc nhà thầu đã giải thể, phá sản, mất tích.
Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, công khai và tăng cường kiểm tra, giám sát. Còn đối với đơn vị được kiểm toán, các đơn vị kịp thời theo dõi và báo cáo ngay những trường hợp trách nhiệm của bên thứ ba trong các cơ quan có liên quan.
Được biết, ít ngày trước, Kiểm toán Nhà nước đã công bố danh sách các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện kết luận, kiến nghị tính đến thời điểm 31/12/2023.
Danh sách này được xây dựng dựa trên Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2023 của các đơn vị chủ trì kiểm toán năm 2022 đối với niên độ ngân sách nhà nước 2021 và các kiến nghị từ các năm trước chưa hoàn thành.
Theo Phó tổng kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh, có những kiến nghị đúng quy định, song đến thời điểm hiện tại không hoặc khó có khả năng thực hiện do đối tượng thực hiện đã nghỉ hưu, chuyển công tác, cá nhân nghỉ chế độ, đã mất; doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, đang thi hành án.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để xử lý những trường hợp trên, do đó về nguyên tắc Kiểm toán nhà nước vẫn theo dõi, phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu giải pháp tháo gỡ phù hợp.
Loạt "ông lớn" nợ nghĩa vụ tài chính
Trong danh mục các đơn vị chưa thực hiện kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán nhà nước, đáng chú ý có Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chưa hoàn thành nghĩa vụ hơn 1.800 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.000 tỷ đồng, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hơn 1.100 tỷ đồng, Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn hơn 2.500 tỷ đồng, Tập đoàn Nam Cường 589 tỷ đồng, Geleximco hơn 1.300 tỷ đồng (liên quan đến dự án BOT tại tỉnh Hòa Bình).
Khoảng một năm trước, PVN đã xuất hiện trong danh mục các đơn vị nợ nghĩa vụ tài chính với cơ quan kiểm toán Nhà nước với nhiều vấn đề được phát hiện, kiến nghị xử lý qua các niên độ kiểm toán tính đến 31/12/2022.
Điển hình, là kiến nghị xác định, xử lý trách nhiệm tập thể cá nhân liên quan đến tham mưu giúp việc trình, phê duyệt các nghị quyết về ủy thác cho vay qua Oceanbank, PVcomBank tại các đơn vị PVC, PVShipyard, PVTex, PVB để đầu tư nhưng không phát huy được hiệu quả, khó có khả năng thu hồi, tiềm ẩn mất vốn. Việc này, PVN thực hiện không đúng nội dung kiến nghị.
Cũng theo cơ quan kiểm toán, PVN thực hiện không đúng nội dung "Xem xét trách nhiệm cá nhân và tập thể có liên quan trong việc cấp bảo lãnh vay vốn cho PVTrans và PVTex giai đoạn 2008-2009 có giá trị bảo lãnh vượt nhiều lần giá trị vốn góp của Tập đoàn tại 2 đơn vị trên".
Tương tự là trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan trong việc tập đoàn cấp bảo lãnh vay vốn tại thời điểm 31/12/2012 cho Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí không đúng đối tượng theo quy chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định 8309 năm 2010 (đang có hiệu lực ở thời gian này).
Đáng chú ý, theo báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2014 và chuyên đề thực hiện đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, PVN vẫn chưa thực hiện xong kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Cụ thể, là vấn đề trách nhiệm tập thể, cá nhân trong ký kết sửa đổi (Amendment 1) so với thỏa thuận gốc, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc đàm phán, thương lượng với Gazprom để thu hồi số tiền lãi tính đến 10/4/2015 là khoảng 42,6 triệu USD.
Về việc này, PVN cho biết đang thực hiện đàm phán với Gazprom nên chưa xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân trong ký kết, sửa đổi Amendment so với thỏa thuận gốc.
Chất lượng kiểm toán độc lập còn thấp
Nguyễn Cảnh