Một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD

Bài báo Một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD do TS. Nguyễn Trung Trực (Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) thực hiện.

TÓM TẮT:

Có nhiều nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá VND/USD, nhưng trong phạm vi bài viết này, bằng phương pháp định lượng, sử dụng phần mềm Stata17, tác giả đi sâu vào nghiên cứu một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD. Từ đó, tác giả gợi ý một số giải pháp để xác định tỷ giá VND/USD phù hợp, nhằm thúc đẩy xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống người dân.

Từ khóa: lạm phát, tỷ giá VND/USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người, xuất khẩu, nhập khẩu.

1. Cơ sở lý thuyết

Theo Jeff Madura, Roland Fox, (2023), tỷ giá là giá trị của một đơn vị tiền tệ nước này so với một đơn vị tiền tệ nước khác. Có 2 phương pháp yết giá:

Một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD

Tỷ giá một đơn vị tiền tệ được xác định bởi quan hệ cung cầu của loại tiền tệ đó. Các yếu tố lạm phát, lãi suất, thu nhập bình quân đầu người, kiểm soát của Chính phủ, kỳ vọng trong tương lai tác động đến tỷ giá.

Lạm phát: khi một quốc gia có lạm phát cao hơn các quốc gia khác làm cho giá cả hàng hóa dịch vụ trong nước tăng cao hơn các nước khác, nên quốc gia này sẽ gia tăng nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ nước khác làm cho cầu ngoại tệ tăng, đồng nội tệ mất giá, đơn vị ngoại tệ tăng giá, tỷ giá sẽ tăng.

Lãi suất: khi một quốc gia tăng lãi suất, đồng nghĩa lạm phát tăng làm cho đơn vị nội tệ kém hấp dẫn hơn so với đơn vị ngoại tệ làm đơn vị nội tệ mất giá, tỷ giá tăng.

Thu nhập bình quân đầu người: khi một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tăng nhu cầu hàng hóa dịch vụ nước ngoài, làm tăng cầu ngoại tệ.

Kiểm soát của Chính phủ: khi Chính phủ của một quốc gia kiểm soát tốt ngoại tệ trong việc nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, mang ngoại tệ ra nước ngoài… sẽ tác động tốt đến tỷ giá, ví dụ như ở Việt Nam, Trung Quốc hiện nay.

Kỳ vọng tương lai: khi một quốc gia ổn định chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế vĩ mô ổn định sẽ làm cho đồng tiền quốc gia đó mạnh lên, tỷ giá sẽ biến động theo hướng đồng nội tệ tăng giá.

Với lý thuyết trên, có thể thấy, yếu tố lãi suất có mối liên hệ phụ thuộc vào yếu tố lạm phát. Vì vậy, 2 yếu tố này trùng hợp nhau nên trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ chọn yếu tố lạm phát. Trong khi đó, yếu tố thặng dư hay thâm hụt trong các cân thanh toán quốc tế có tác động rất mạnh đến tỷ giá VND/USD nhưng chưa được đề cập, vì vậy, tác giả đề xuất đưa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu.

Theo Felix I. lessambo, 2021, các yếu tố lạm phát, lãi suất, kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiểm soát của Chính phủ, tăng trưởng GDP, kỳ vọng tương lai tác động đến tỷ giá đồng nội tệ và ngoại tệ. Còn theo Keith Pilbeam, 2021, các yếu tố lạm phát, lãi suất, kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiểm soát của Chính phủ, chiến tranh, thiên tai tác động đến tỷ giá đồng nội tệ và ngoại tệ.

Như vậy, theo các nghiên cứu nước ngoài, các yếu tố lạm phát, lãi suất, kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiểm soát của Chính phủ, chiến tranh, thiên tai tác động đến tỷ giá đồng nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, yếu tố thặng dư cán cân thương mại chưa được đề cập, vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sẽ làm rõ để Chính phủ có cơ sở điều hành chính sách xuất nhập khẩu, tỷ giá trong thời gian tới, nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

2. Mô hình nghiên cứu

Với cơ sở lý luận và các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD như Hình 1.

Một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD 2

 

TB (Balance of Trade): chênh lệch cán cân thương mại là tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu/kim ngạch nhập khẩu. Khi thặng dư thương mại càng cao thì nguồn thu ngoại ngoại tệ càng nhiều, dự trữ ngoại tệ càng tăng, do đó, Chính phủ có nguồn ngoại tệ để kiểm soát thị trường ngoại hối tốt hơn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với dữ liệu là số liệu cán cân thương mại quốc tế, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu nhập bình quân của một người một năm từ năm 1990-2023 ở Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn 1990 - 2023 như sau: (Bảng 1)

Một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD 3

Nguồn:

https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545849  

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=AS-VN-PE-XT

Và kết quả tính toán của tác giả.

Ghi chú: Tỷ giá ef = INFVN - INFUS

Income: Thu nhập bình quân đầu người bằng USD ở Việt Nam.

3. Kết quả nghiên cứu

Sử dụng phần mềm Stata 17, cho kết quả như Bảng 2.

Kiểm định các giả thuyết hồi quy

Bảng 2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy

Hệ số nhân tử phóng đại (.vif)

Biến

VIF (Hệ số nhân tử phóng đại)

1/VIF

INC (Thu nhập bình quân đầu người)

29.90

0.033440

FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

22.91

0.043648

TB (Chênh lệch cán cân thương mai)

3.36

0.297580

INF (Lạm phát)

1.17

0.855122

 

 

 

Trung bình Hệ số nhân tử phóng đại VIF 14,34

Phát hiện mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến vì hệ số nhân tử phóng đại VIF của biến INC và FDI đều lớn hơn 10, nên tiến hành xử lý đa cộng tuyến như Bảng 3.

Bảng 3. Loại biến loginc do đa cộng tuyến

Hồi qui các biến TB,inf, fdi(.reg logexrate TB loginf logfdi)

Nguồn

SS

DF

MS

Số lượng quan sát =32

Mô hình

3.83757395        

3

1.27919132  

F(3, 28)        =    197.49

Phần dư

.18136332

28

.006477261  

Prob > F        =    0.0000

 

 

 

 

R-Bình phương   =    0.9549

 

 

 

 

Adj R- Bình phương = 0.9500

Tổng cộng

4.01893727       

31

.129643138  

Root MSE        =    .08048

 

Yếu tố

Hệ số tác động

Độ lệch chuẩn Std. err

T

P>|t|

Độ tin cậy [95% conf. interval]

TB (Chênh lệch cán cân thương mai)

.6524685  

.1471026    

4.44  

0.000    

3511424

.9537947

Loginf (lạm phát)

-.0273452  

.0147684   

-1.85  

0.075   

-.0575969   

.0029065

Logfdi (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

.2196031  

.0138294   

15.88  

0.000    

.1912749   

.2479314

_cons

1.906507  

.1250205   

15.25  

0.000    

1.650414

2.1626

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả cho thấy biến chênh lệch tỷ lệ xuất nhập khẩu (TB) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (logfdi) đều có ý nghĩa thống kê tại 1% và biến lạm phát (loginf) có ý nghĩa thống kê tại 10%.

Bảng 4. Kết quả sau khi xử lý đa cộng tuyến

Hệ số nhân tử phóng đại (.vif)

Biến

VIF (Hệ số nhân tử phóng đại)

1/VIF

Logfdi (Đầu tư trực tiếp)

1.60

0.623928

TB (Chênh lệch cán cân thương mai)

1.47

0.678652

Loginf (Lạm phát)

1.14

0.874751

Trung bình VIF

1.41

 

Nguồn: Kết quả Stata 17

Do hệ số nhân tử phóng đại VIF của các biến đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi), tỷ lệ chênh lệch cán cân thương mại (TB), lạm phát (inf) đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá không nghiêm trọng.

Phân tích hồi quy

Bảng 5. Tác động

Hồi qui tuyến tính tác động (.reg logexrate TB loginf logfdi, robust)

Hồi qui tuyến tính,Số mẫu quan sảt =    32

F(3, 28)          =     193.07

Xác suất > F      =     0.0000

R-Bình phương     =     0.9549

Root MSE          =     .08048

 

Bảng 6. Mức độ tác động

Hồi qui mức độ tác động

Yếu tố

Hệ số tác động 

std.err

t P>|t|

Mức độ tin cậy

[95% conf. interval

TB (Chênh lệch cán cân thương mại)

.6524685   

.1466508    

4.45  

0.000 .3520679   

.9528692

Loginf (Lạm phát)

-.0273452  

0125408

-2.18  

0.038 -.0530338  

-.0016566

Logfdi (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

.2196031   

.019348   

11.35  

0.000   .1799705    

.2592358

_cons

1.906507   

.119311   

15.98  

0.000   1.66211   

2.150905

Các biến đều có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Theo kết quả mô hình sai số chuẩn mạnh, cán cân thương mại (TB) đồng biến tỷ giá hối đoái VND/USD, nếu cán cân thương mại (TB) tăng 1% thì tỷ giá hối đoái VND/USD tăng 0.65%. Tương tự, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng 1% thì tỷ giá hối đoái VND/USD tăng 0.22%. Trong khi đó, chênh lệch tỷ lệ lạm phát VN và US có tác động nghịch biến đến tỷ giá hối đoái VND/USD và mức tỷ giá hối đoái VND/USD biến động giảm khoảng 0.027% nếu chênh lệch tỷ lệ lạm phát tăng 1%.

4. Thảo luận

Kết quả có phương trình hồi quy các yếu tố tác động đến tỷ giá VND/USD như sau:

EXRATE= 0.6524TB + (0.02734)INF + 0.2196FDI + 1.9065

Với kết quả này, chúng ta thấy thăng dự cán cân thương mại tác động đến tỷ giá mạnh nhất với hệ số 0.6524, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động mạnh thứ hai với hệ số 0.2196. Thu nhập bình quân đầu người, không tác động đến tỷ giá VND/USD như lý thuyết, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu. Riêng về chênh lạm phát ở Việt Nam với Hoa Kỳ, do Chính phủ Việt Nam quản lý tỷ giá ngoại tệ, nhất là tỷ giá VND/USD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nên theo lý thuyết ngang giá sức mua PPP (Purchasing power parity), tỷ giá được xác định như sau:

Một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD 4

 

Theo lý thuyết ngang giá sức mua PPP thì tỷ giá VND/USD trong 33 năm qua (1990-2023) là phù hợp với quy luật. Và căn cứ vào tỷ giá VND/USD thực tế cũng là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính Việt Nam chứng minh với Bộ Tài chính Hoa Kỳ là Chính phủ Việt Nam không thao túng tiền tệ để giành lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ đã được Bộ Tài chính Hoa Kỳ thừa nhận và đã đưa Việt Nam ra khỏi các quốc gia thao túng tiền tệ. 

Một số yếu tố tài chính tác động đến tỷ giá VND/USD 5

5. Kết luận và gợi ý chính sách

Các biến đều có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Với kết quả mô hình sai số chuẩn mạnh, cán cân thương mại (TB) đồng biến tỷ giá hối đoái VND/USD, nếu cán cân thương mại (TB) tăng 1% thì tỷ giá hối đoái VND/USD tăng 0.6524%. Tương tự, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng 1% thì tỷ giá hối đoái VND/USD tăng 0.2196%. Trong khi đó, chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát Việt Nam và Hoa Kỳ có tác động nghịch biến đến tỷ giá hối đoái VND/USD, nếu chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng 1% thì tỷ giá VND/USD biến động giảm khoảng 0.027% (Bảng 7). Với kết quả trên, để có tỷ giá hợp lý, nhất là tỷ giá VND/USD nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, ổn định chính trị xã hội, tác giả đề nghị Chính phủ một số giải pháp sau:

- Duy trì thặng dư cán cân thương mại bằng cách khai thác lợi thế của quốc gia về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên phong phú về nông nghiệp, rừng, biển, nhân lực trẻ, chất lượng cao,… và các Hiệp định FTA (Free Trade Agreement) song phương và đa phương, để tăng xuất khẩu, duy trì thặng dư thương mai, tác động tích cực đến tỷ giá VND/USD.

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường,… bằng cách khai thác lợi thế của Việt Nam, như có chính sách: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất, cải cách thủ tục hành chính, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu nước ngoài

1. David J. Denis, 2024. Handbook of Corporate Finance. Published by McGraw-Hill.

2. Bodie, Kane, Marcus, 2021. Investments, 12th edition. Published by McGraw-Hill.

3. Berk, DeMarzo and HarFord, 2024, Fundamentals of Corporate Finance, 6th edition. Published by McGraw-Hill

4. Felix I. lessambo, 2021, Internatioanl Finnace, fiith edition, Published  by Pearson.

5. Denzil Watson and Antony Head, 2023. Corporate Finance Principles and Practice, 9th edition, Published by Pearson.

6. Jeff Madura, Ariful Hoque, Chandrasekhar Krishnamurt 2022. International Financial Management, 02nd edition. Published by Pearson.

7. Jeff Madura, Roland Fox, 2023. International Financial Management, 6th edition. Published  by Pearson.

8. Jonathan Berk, Peter DeMarzo, 2024, Corporate Financial, 6th. Published by Pearson.

9. Terence C.M.Tse, Corporate Finance the basics, second Edition,2024, published by Routledge.

10. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe, 2022. Corporate Finance 13 th edition. Published by McGraw-Hill.

Các trang web

https://data.imf.org/regular.aspx?key=61545849           

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=AS-VN-PE-XT

Some financial factors affecting the VND-USD exchange rate

Ph.D Nguyen Trung Truc

Faculty of Finance - Accounting, Nguyen Tat Thanh University

Abstract:

There are many factors affecting the VND-USD exchange rate, such as the economy, politics, policies, etc. By using quantitative methods with Stata 17 software, this paper delved into some financial factors affecting the VND-USD exchange rate. Based on the paper’s findings, some solutions were proposed to determine an appropriate exchange rate to promote exports and attract foreign direct investment (FDI), curb inflation, facilitate economic growth, increase budget revenue, and improve people's lives.

Keywords: inflation, VND-USD exchange rate, foreign direct investment, income person per year, export, import.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 20 tháng 9 năm 2024]

Phố Wall đỏ lửa, giá dầu lao dốc 4%

Phố Wall đỏ lửa, giá dầu lao dốc 4%

Các chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt giảm điểm vào thứ Ba. Trong đó, Nasdaq thiên về công nghệ có mức giảm lớn nhất do cổ phiếu ngành chip suy yếu trước lo ngại về nhu cầu. Lĩnh vực năng lượng mất 3% khi giá dầu trượt dốc…
Giữ cổ phiếu trong danh mục trung hạn và chốt lời ngắn hạn nếu cần

Giữ cổ phiếu trong danh mục trung hạn và chốt lời ngắn hạn nếu cần

VN-Index đang tiệm cận vùng 1.300 điểm. Khối lượng giao dịch tích lũy quanh đỉnh có thể tạo áp lực bán mạnh và thị trường cần những phiên giao dịch với khối lượng đột biến để hỗ trợ chỉ số bứt phá. Nhà đầu tư có thể tiếp tục giữ cổ phiếu trong danh mục trung hạn và chốt lời ngắn hạn nếu cần...
Tiền rục rịch rời chứng khoán trước áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm

Tiền rục rịch rời chứng khoán trước áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm

Các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Việc này có thể dẫn đến tình trạng một phần dòng vốn đầu tư bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán, chuyển hướng sang thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ...
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.