Xu thế chứng khoán ngày 5/4: Có nhịp hồi thì căn bán, hạ tỷ trọng cổ phiếu

Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư hạn chế vị thế mua, thậm chí có nhịp hồi thì căn bán, hạ tỷ trọng cổ phiếu, chờ VN-Index kiểm tra ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.200 điểm mới quay lại vị thế mua mới…

Chứng khoán ngày 4/4, sau phiên chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh dưới áp lực chính của nhóm cổ phiếu VN30, khi VN30 đang có xu hướng điều chỉnh kiểm tra lại vùng giá cao nhất năm 2023 tương ứng 1.260 - 1.268 điểm. VN-Index trong phiên hôm nay phục hồi lên vùng 1.275 điểm và tiếp tục điều chỉnh.

Kết phiên VN-Index giảm 3,22 điểm (-0,25%) về mức 1.268,25, vẫn duy trì trên đường giá trung bình MA20 phiên quanh 1.265 điểm. Trong khi VN30 suy yếu hơn giảm dưới vùng giá MA20 phiên tương ứng 1.270 điểm. HNX-Index giảm 1,52 điểm (-0,62%) về mức 242,44 điểm.

Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch tiêu cực hơn với áp lực bán gia tăng khi tâm lý ngắn hạn trở nên kém lạc quan khi có 480 mã giảm giá (9 mã giảm sàn), 171 mã tăng giá (10 mã tăng trần) và 135 mã giữ giá tham chiếu.

Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết chỉ đạt 26.119 tỷ đồng, giảm 13,61% so với phiên trước, tương đương mức trung bình cho thấy tâm lý thận trọng hơn của nhà đầu tư khi xu hướng kỹ thuật của chỉ số VN-Index, VN30 đang thể hiện khả năng kết thúc xu hướng tăng ngắn hạn.

Khối ngoại sau giai đoạn bán ròng mạnh liên tiếp đã bất ngờ mua ròng trở lại với giá trị 482,70 điểm, tập trung mua ròng ở các mã ngân hàng, bán lẻ, mua ròng trên HNX với giá trị 18,50 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng mặc dù phục hồi trong phiên sau áp lực điều chỉnh, nhưng kết phiên ngoại trừ VCB (+2,35%) tăng giá thì đa số vẫn chịu áp điều chỉnh, giảm điểm, thanh khoản ở mức trung bình như VAB (-2,44%), TCB (-1,71%), MBB (-1,65%), ACB (-1,61%)...

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán đa số cũng giảm điểm, nhưng phân hóa tích cực hơn trước những thông tin, kế hoạch kinh doanh năm 2024 cũng như thị phần quý 1/2024 với các mã tăng giá như BVS (+3,27%), IVS (+1,65%), BSI (+0,78%), HCM (+0,17%)... đa số giảm điểm với CTS (-2,42%), VIG (-2,38%), FTS (-2,35%), AGR (-2,29%).

Trong khi đó các cổ phiếu bất động sản lại có diễn biến khá nổi bật, thu hút lực cầu tốt, nhiều mã thanh khoản gia tăng mạnh khá tích cực như NVL (+1,74%) trước thông tin được bổ sung vào danh mục cho vay ký quỹ, PXL (+8,59%), HAR (+4,91%), TCH (+4,78%), NTL (+3,96%)... ngoài các mã giảm mạnh VRC (-6,82%), CRE (-4,02%), PTL (-3,45%)...

Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, cao su, cảng biển đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh giảm, thanh khoản trên mức trung bình với SIP (-3,96%), GVR (-3,36%), TIP (-2,29%)... HAH (-1,39%), GMD (-0,87%)... ngoài D2D (+2,34%), IDV (+0,27%)...

Xu thế chứng khoán ngày 5/4: Có nhịp hồi thì căn bán, hạ tỷ trọng cổ phiếu
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua Có nhịp hồi thì căn bán, hạ tỷ trọng cổ phiếu Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Mặc dù thanh khoản phiên hôm nay sụt giảm so với phiên trước nhưng vẫn ở mức cao cho thấy tâm lý của nhà đầu tư không còn lạc quan. Khả năng áp lực điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn trong các phiên tới, ngưỡng hỗ trợ trong phiên ngày mai được kỳ vọng ở mốc 1.260 điểm.

Tuy nhiên, áp lực bán không loại trừ sẽ gia tăng mạnh khiến VN-Index thủng mốc 1.260 điểm và nếu đi kèm với khối lượng lớn thì xác suất tìm về vùng hỗ trợ 1.180-1.200 điểm là rất lớn.

Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, khuyến nghị hạn chế vị thế mua, thậm chí có nhịp hồi thì căn bán, hạ tỷ trọng cổ phiếu, chờ VN-Index kiểm tra ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.200 điểm mới quay lại vị thế mua mới.

Hạ tỷ trọng của các vị thế trading ngắn hạn Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Áp lực điều chỉnh mạnh diễn ra hầu hết trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, cùng với hiệu ứng tiêu cực lan rộng trên toàn bộ thị trường khiến cho VN-Index tạm thời chưa thoát khỏi trạng thái rủi ro.

Đồng thời, những nỗ lực hồi phục ngay trong phiên đều gặp kháng cự quyết liệt trở lại, cho thấy vị thế của phe bán phần nào vẫn đang chủ động và áp đảo hơn.

Nhiều khả năng chỉ số tiếp tục chịu quán tính giảm điểm trong những phiên tới, trước khi có thể cho phản ứng hồi phục rõ nét hơn quanh vùng hỗ trợ gần tại 1.250 (+/-5) điểm và xa hơn tại 1.220 (+/-10) điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp tăng điểm, thực hiện bán trải lệnh, hạ tỷ trọng của các vị thế trading ngắn hạn khi chỉ số hoặc các mã cổ phiếu riêng lẻ đang nắm giữ vượt đỉnh.

VN-Index thử thách lại vùng hỗ trợ 1.255 – 1.260 điểm Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ 1.255 – 1.260 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên chúng tôi đánh giá thanh khoản có thể sẽ suy yếu trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm và chuyển sang trạng thái bi quan với diễn biến thị trường hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm đòn bẩy về mức thấp và cơ cấu lại danh mục, đặc biệt các nhà đầu tư hạn chế mua mới trong giai đoạn này.

Nhịp điều chỉnh rung lắc chưa thể kết thúc sớm Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Dưới góc độ kỹ thuật, VN-Index kết phiên hình thành nến tương tự nến inverted hammer và bám sát đường MA20 cũng tương đương với vùng hỗ trợ quanh khu vực 1.270.

Ở khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo MACD và RSI vẫn đang hướng xuống cùng với việc DI+ có xu hướng dâng cao cho thấy nhịp điều chỉnh rung lắc vẫn chưa thể kết thúc sớm ngay trong ngắn hạn. Theo lý thuyết Wyckoff, nếu VN-Index giảm dưới vùng hỗ trợ thì sẽ tiếp tục giao dịch trong phase B và biên độ side way sẽ lớn hơn, trong vùng điểm 1.230 – 1.290.

Ở khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI cũng tương tự khung đồ thị ngày, hướng xuống và chưa cho tín hiệu tạo đáy, cùng với việc VN-Index đã di chuyển vào trong vùng mây ichimoku, củng cố cho nhận định trên

Với diễn biến thị trường hiện tại, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư duy trì tâm lý thận trọng và chủ động cơ cấu lại tài khoản, bán giảm những mã đã suy yếu và chỉ duy trì tỉ trọng cổ phiếu tối đa 50% để có thể quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Kết thúc tháng 3/2024, sàn HOSE sở hữu 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…

Kinh tế Việt Nam phục hồi trong khó khăn

Kinh tế Việt Nam phục hồi trong khó khăn

Dù tăng trưởng kinh tế thấp quý đầu năm, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, dư địa tăng của những quý tiếp theo là tích cực. Trong cả năm 2024, GDP của Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đã được Quốc hội đề ra.

Xu thế chứng khoán tuần 1/4 – 5/4: Cân nhắc chốt lời tại các cổ phiếu đang gặp khó khăn tại vùng cản

Xu thế chứng khoán tuần 1/4 – 5/4: Cân nhắc chốt lời tại các cổ phiếu đang gặp khó khăn tại vùng cản

Theo các công ty chứng khoán, nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu tại vùng thăm dò để đánh giá trạng thái thị trường. Hiện tại nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ để nắm giữ, tuy nhiên nên cân nhắc chốt lời các cổ phiếu đang gặp khó khăn tại vùng cản…

Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Lương Thị Như Trang

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.