Chiều 12/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt.
Chính phủ thống nhất thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Với đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã chính thức "chốt" 2 chuyên đề giám sát trong năm 2025. Trong đó, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”...
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, với nhóm vấn đề mà hoạt động của các chủ thể không nằm “gọn” trong sự quản lý của ngành Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra giải pháp mang tính khả thi trong phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan trung ương, cũng như nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong thanh tra, kiểm tra, xử lý và cảnh báo, phòng ngừa vi phạm.
Kiểm toán nhà nước cho biết hiện vẫn chưa thu được 67.000 tỷ đồng liên quan đến các kết luận, kiến nghị thời kỳ trước.
Kiểm toán Nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Do các đơn vị vi phạm trong đấu thầu thời gian qua không có vốn nhà nước nên không thuộc diện được kiểm toán...
Trữ lượng đất hiếm lớn nhưng việc khai thác, chế biến và sử dụng hiện nay của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do chưa làm chủ được công nghệ phân tách đất hiếm.
Năm 2023, thương mại điện tử đã đặt ra những thách thức về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy, Bộ Công Thương đã tích cực rà soát và gỡ bỏ hàng nghìn gian hàng vi phạm...
Liên quan đến các vướng mắc pháp lý của dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland (mã cổ phiếu NVL) làm chủ đầu tư, Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP.Biên Hòa đến năm 2030, góp phần đồng bộ các quy hoạch để tháo gỡ các vướng mắc hiện hữu.
Lo ngại nguy cơ nợ xấu, rủi ro bất ổn vĩ mô, lạm phát nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ quan điểm chưa thể bỏ hạn mức (room) tín dụng. Nhiều ý kiến cho rằng đây là công cụ “lỗi thời” và đề xuất thay thế bằng công cụ lãi suất để điều hành.