Một nửa sản lượng vải thiều Bắc Giang sẽ dành để xuất khẩu

Sản lượng vải thiều Bắc Giang năm nay ước đạt khoảng 180.000 - 200.000 tấn. Trong đó, tỉnh dự kiến sẽ xuất khẩu 99.000 tấn...

Thông tin từ Sở Công thương Bắc Giang cho biết, dự kiến chỉ hơn 1 tuần nữa, vải thiều sẽ bước vào mùa thu hoạch chính. Năm nay, thời gian thu hoạch vải thiều Bắc Giang sẽ dao động từ ngày 25/5 đến ngày 30/7.

Năm nay, tổng diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang vượt 29.000 ha. Nhờ thời tiết thuận lợi, ước tính sản lượng đạt khoảng 180.000 - 200.000 tấn, phần lớn vải đều đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu khác nhau của nhiều thị trường.

Năm nay, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 99.000 tấn vải thiều, chiếm khoảng 53% sản lượng và tăng khoảng 15% so với năm 2022.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, để đảm bảo chất lượng và sản lượng vải phục vụ xuất khẩu, tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp thêm 45 mã số vùng trồng; nâng tổng số vùng sản xuất năm 2023 là 223 vùng trồng, sản lượng ước đạt trên 115.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Duy trì 215 cơ sở đủ điều kiện đóng gói quả vải tươi xuất khẩu.

vải thiều Bắc Giang Tỉnh Bắc Giang đặt kế hoạch tiêu thụ khoảng 96.000 tấn vải thiều

Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất của vải thiều Bắc Giang. Sở Công thương Bắc Giang dự tính sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lên tới 96.000 tấn, chiếm đại đa số sản lượng xuất khẩu.

Do đó, tỉnh đã lên kế hoạch tham dự Hội chợ hàng hoá Trung Quốc - Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm vải thiều Bắc Giang. Đồng thời đã tổ chức 2 tổ công tác hỗ trợ thương nhân xuất khẩu qua cửa khẩu tại Lào Cai và Lạng Sơn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ được xem là thị trường tiềm năng có sức mua lớn. Tỉnh Bắc Giang dự kiến xuất khẩu 1.500 tấn vải thiều sang Hoa Kỳ. Quả vải xuất khẩu phải đạt chất lượng cao, với các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.

Đặc biệt, việc chiếu xạ cần có phương án linh hoạt để đạt tiêu chuẩn kiểm dịch theo quy định, cũng nhue quy định và sức cạnh cho vải thiều.

Bên cạnh xuất khẩu và khai thác tối đa thị trường nội địa để kích cầu tiêu dùng, một hình thức khác đưa vải đi xa hơn là khai thác văn hóa du lịch và giá trị tinh thần từ quả vải. Dự kiến các tour du lịch nằm trong chương trình "Lục Ngạn mùa vải chín" sẽ diễn ra từ ngày 5/6.

Ngoài ra, Bắc Giang cũng đã lên kế hoạch xuất khẩu sang một số thị trường khác như EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia…

Tại Hải Dương, huyện Thanh Hà hiện có 3.265ha vải, sản lượng khoảng 40.000 tấn. Trong đó có khoảng 500ha vải được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP; trong đó có 400ha VietGAP và 50ha GlobalGAP còn hiệu lực. Năm 2023, dự kiến tiếp tục sản xuất và chứng nhận đạt chuẩn GAP khoảng 200ha...

 

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác thương mại song phương, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Hoa Kỳ: Tăng cường hợp tác thương mại song phương, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Nhằm thảo luận về các vấn đề hợp tác kinh tế thương mại song phương, ngày 16/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã có buổi tiếp và làm việc với ông Daniel Lee, Trợ lý Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) phụ trách Đổi mới, Sáng tạo, và Sở hữu trí tuệ.
Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023

Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4/2023, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn, củng cố các dấu hiệu về nhu cầu nội địa yếu bất chấp việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID-19 và gây áp lực lên nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn trước tình trạng tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.