Giảm tải trong giáo dục

Với truyền thống hiếu học từ nghìn đời nay, câu chuyện giáo dục tại Việt Nam hầu như lúc nào cũng có chuyện để bàn. Mức độ cạnh tranh ở tầm đại học, tiến sĩ… dường như đã lùi vào dĩ vãng. Độ nóng đang tìm đến những lứa tuổi, trình độ thấp hơn, thậm chí xuống cả nhóm bắt đầu học chữ!

Tuyển sinh vào lớp 1 năm nay đang có dấu hiệu cạnh tranh lớn. Trường tiểu học Thực hành Sài Gòn, có phụ huynh phải xếp hàng 16 tiếng mua hồ sơ cho con. Sẽ có người cho rằng sự “nóng ruột” này có tính chất cá biệt ở những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, nơi đất chật người đông. Thực tế mới cách đây không lâu, hàng trăm phụ huynh ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, thức trắng đêm để đăng ký cho con vào lớp 1 Trường tiểu học giấy Bãi Bằng. Còn ở Thái Nguyên hôm 3/6, hơn 700 hồ sơ được bốc thăm để chọn ra 70 suất học lớp 1. Nếu tính ra tỷ lệ chọi là 1/10,2, rất nhiều học sinh ngay từ ngưỡng cửa đầu đời đã phải đối đầu với một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Một số trường có cơ sở vật chất khang trang, truyền thống lâu đời bảo đảm chất lượng giáo dục vượt trội. Theo lẽ tự nhiên, những trường này sẽ có sức hút với số đông. Nhưng cũng có người không đồng tình với quan điểm bằng mọi giá phải cho con cái đi học vào những trường quá cao cấp. Đặc biệt ở lứa tuổi các cháu mới chỉ chập chững bước những bước đầu tiên vào con đường học hành. Một nghiên cứu được Viện Nhi khoa Mỹ thực hiện cho thấy, những đứa trẻ có nhiều thời gian chơi tự do có khả năng điều chỉnh cảm xúc, nhận thức linh hoạt và kỹ năng xã hội tốt hơn những đứa trẻ có ít thời gian vui chơi.

Nếu xét theo quan điểm này, một đứa trẻ muốn phát triển bình thường cần được cân đối thời gian học và thời gian chơi. Kết quả học tập đôi khi chỉ mang tính chất khích lệ cho bố mẹ nhiều hơn con cái. Ước mơ cha mẹ cho con cái vào học trường có điều kiện vật chất tốt nhất, kết quả học tập cao nhất… chưa chắc đã trùng với ước mơ con trẻ. Cứ mỗi mùa thi, tuyển sinh đến, con cái lại bị cuốn vào một vòng xoáy ước mơ của người lớn. Đó là điều đáng quan tâm, suy nghĩ để làm sao trẻ em được học tập ở môi trường thoải mái, phù hợp với khả năng, tư duy của các em. Có như vậy, các em mới có thể phát triển toàn diện cả về tri thức cũng như thể chất, cảm xúc và kiến thức xã hội.

Tin liên quan

Thủ tướng: Việt Nam sẽ không thiếu điện

Thủ tướng: Việt Nam sẽ không thiếu điện

Đứng trước lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ không thiếu điện, với các giải pháp đồng bộ về nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng điện và giá điện.
Để kiểm định chất lượng đại học đi vào thực chất

Để kiểm định chất lượng đại học đi vào thực chất

Theo Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến cuối tháng 4/2024, có 201 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) đã được kiểm định chu kỳ 1, một số cơ sở giáo dục ĐH được kiểm định chu kỳ 2, trong đó có 10 cơ sở giáo dục ĐH được kiểm định, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Xem tiếp các bài khác

Địa chỉ: Số 3, ngõ 20 Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Truyền thông - Quảng cáo: 0913240779

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Phạm Thị Hà

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng số 3708/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 05/12/2022

Ghi rõ nguồn "Vietone.vn" khi phát hành từ Website này.